(HBĐT) - Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh về Kế hoạch ứng phó khẩn cấp với bệnh dịch tả lợn Châu phi (DTLCP) xâm nhiễm vào địa bàn tỉnh, Sở NN&PTNT ban hành Hướng dẫn kỹ thuật vệ sinh chuồng trại chăn nuôi và phun tiêu độc khử trùng; phun khử trùng tại các chốt kiểm dịch động vật tạm thời; chôn hủy lợn bệnh; chọn địa điểm và quy cách hố chôn lợn bệnh để phục vụ công tác phòng, chống bệnh DTLCP trên địa bàn tỉnh. Báo Hòa Bình trích đăng một số nội dung cơ bản như sau:


Đối với kỹ thuật vệ sinh chuồng trại chăn nuôi và phun tiêu độc khử trùng
1. Nguyên tắc vệ sinh, phun khử trùng tiêu độc:
- Việc phun khử trùng chỉ được thực hiện sau khi đã được vệ sinh cơ giới sạch sẽ (Thu gom, quét dọn, cọ rửa...).
- Người thực hiện phun khử trùng tiêu độc phải sử dụng bảo hộ lao động theo quy định.
- Pha chế và sử dụng hóa chất sát trùng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bảo đảm pha đúng nồng độ, phun đúng tỷ lệ trên một đơn vị diện tích.
- Hóa chất sát trùng trong Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam; hoặc vôi bột...
2. Đối tượng vệ sinh, phun khử trùng tiêu độc:
- Nền, vách tường, mái, xung quanh chuồng, trại chăn nuôi lợn.
- Cơ sở, điểm giết mổ lợn; cơ sở sơ chế, chế biến thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn.
- Chợ, địa điểm buôn bán lợn và sản phẩm của lợn.
- Địa điểm cách ly kiểm dịch lợn và sản phẩm của lợn.
3. Tần suất thực hiện vệ sinh, phun khử trùng tiêu độc:
- Thực hiện phun khử trùng chuồng nuôi gia súc, gia cầm và môi trường chăn nuôi tại khu vực ổ dịch; tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc liên tục 1 lần/ngày trong vòng 1 tuần đầu tiên; 3 lần/tuần trong 2-3 tuần tiếp theo, đồng thời rắc vôi bột toàn bộ đường làng, ngõ xóm và hệ thống cống, rãnh thoát nước...
- Đối với cơ sở chăn nuôi lợn tập trung: Định kỳ phun tiêu độc khử trùng theo quy trình của cơ sở và theo các đợt phát động của địa phương. Thực hiện đột xuất khi có yêu cầu của cơ quan chuyên môn.
- Hộ gia đình chăn nuôi lợn: Định kỳ vệ sinh khu vực chăn nuôi và thực hiện tiêu độc khử trùng theo các đợt phát động của địa phương.
- Cơ sở sản xuất lợn giống: Định kỳ vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi đợt xuất chuồng và theo các đợt phát động của địa phương.
- Cơ sở giết mổ lợn: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca giết mổ lợn.
- Cơ sở sơ chế, chế biến thịt lợn, sản phẩm thịt lợn: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng sau mỗi ca sản xuất.
- Địa điểm thu gom, chợ buôn bán lợn và sản phẩm của lợn: Vệ sinh, tiêu độc khử trùng khu vực buôn bán lợn và sản phẩm của lợn sau mỗi phiên chợ. Nơi cách ly kiểm dịch lợn phải định kỳ thực hiện vệ sinh và tiêu độc khử trùng ít nhất 1 lần trong tuần trong thời gian nuôi cách ly lợn.
(Còn nữa)


PV (TH)

Các tin khác


Cho vay sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn hướng tới giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Chương trình cho vay vốn hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) được thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2007 theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm giúp vốn cho các hộ tại những vùng khó khăn phát triển kinh tế. Đối tượng vay vốn của chương trình là các hộ không thuộc hộ nghèo thực hiện các hoạt động SXKD ở vùng khó khăn. Chương trình do Ngân hàng CSXH thực hiện, sau hơn 10 năm triển khai đã góp phần quan trọng đưa nguồn vốn ưu đãi đến gần với người dân, kịp thời giúp đối tượng thụ hưởng có vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 350 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc, từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay toàn huyện đạt trên 80 tỷ đồng với 2.174 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt trên 50 tỷ đồng. Thực hiện xóa nợ 60 triệu đồng cho các trường hợp rủi ro.

Dấu ấn 10 năm Chương trình "Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa"

(HBĐT) - 10 năm hưởng ứng, thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh ta đã tạo được nhiều dấu ấn riêng, là cầu nối quan trọng đưa sản phẩm hàng Việt tiếp cận gần hơn đến người dân vùng nông thôn, vùng sâu, xa, nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, giao thông không thuận lợi.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản 2018 đạt kỷ lục hơn 40 tỷ USD

Từ năm 2013-2018, công nghiệp chế biến nông sản cả nước đã có bước phát triển mạnh trên cả quy mô và mức độ hiện đại so với 5 năm trước. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hằng năm đạt khoảng 5-7%. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm; năm 2018 đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD.

Khởi động dự án Tạo thuận lợi thương mại

Sáng 10-7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tham dự Lễ khởi động Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ. "Dự án hỗ trợ kỹ thuật Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ” đã được Chính phủ phê duyệt và giao Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản và Tổng cục Hải quan là chủ dự án. Tổng vốn viện trợ của dự án là hơn 21,7 triệu USD.

Doanh số cho vay đạt 52.859 triệu đồng

(HBĐT) - Đến hết tháng 6, NHCSXH huyện Cao Phong có tổng nguồn vốn hoạt động 274.610 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương 16.570 triệu đồng; nguồn vốn ủy thác từ ngân sách 2.355 triệu đồng. Doanh số cho vay đạt 52.859 triệu đồng. Doanh số thu nợ đạt 40.695 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục