(HBĐT) - Những năm qua, xã Cư Yên (Lương Sơn) tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hiệu quả, bền vững. Qua đó, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói, giảm nghèo, đóng góp quan trọng trong công cuộc phát triển KT-XH, xây dựng nông thôn mới của địa phương.


Gia đình chị Bùi Thị Thu Hà, xóm Rậm, xã Cư Yên (Lương Sơn) cải tạo diện tích vườn tạp trồng cây có múi kết hợp chăn nuôi gia cầm cho hiệu quả kinh tế cao.

Từ diện tích vườn tạp và nhiều loại cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả, cho năng suất thấp, nhân dân xóm Rậm đã mạnh dạn cải tạo vườn tạp, đưa vào nuôi trồng các loại cây, con cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đồng thời áp dụng KH-KT vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Đến nay, người dân đã chuyển đổi sang trồng cây có múi như cam, bưởi... với tổng diện tích 20,8 ha. Trước diễn biến tình hình dịch bệnh của lợn, đầu ra bấp bênh, tận dụng chuồng trại, người dân chuyển sang nuôi gà giống, các loại gia cầm như vịt, ngan cho thu nhập và đầu ra ổn định.

Chị Bùi Thị Thu Hà, xóm Rậm cho biết: "Trước đây, gia đình tôi đã thử nhiều loại cây trồng, vật nuôi truyền thống nhưng đều không mang lại hiệu quả. Hưởng ứng đề án cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng của xã, thực hiện mô hình xen canh các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế như: bưởi, gà, ngan... Với hơn 4.000 con gia cầm, 300 gốc bưởi, 500 m2 ao cá, đời sống kinh tế của gia đình tôi dần được cải thiện".

Nhờ đẩy mạnh áp dụng KH-KT vào sản xuất nông nghiệp, năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tăng dần qua các năm. Trong 6 tháng đầu năm, xã gieo trồng 142,6 ha lúa, năng suất đạt 61,5 tạ/ha; sản lượng ngô đạt 213,2 tấn, năng suất 49 tạ/ha; khoai, lạc, sắn, rau các loại đều cho năng suất và sản lượng cao. Hiện, trên địa bàn xã đã hình thành các vùng trồng rau hữu cơ tại xóm Rậm, Gừa, Suối Yên với tổng diện tích hơn 143 ha. Nhờ tham gia các lớp tập huấn trồng rau an toàn và chăn nuôi hữu cơ, bà con đã phát triển mô hình theo hướng nông sản sạch, đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, toàn xã có đàn gia cầm khá lớn với hơn 40.000 con, 365 con dê, 700 đàn ong.

Ông Nguyễn Hương Vị, Trưởng xóm Suối Yên cho biết: "Xóm hiện có 136 hộ với 658 nhân khẩu. Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, bà con mạnh dạn đầu tư các loại giống mới, đảm bảo hiệu quả về kinh tế. Diện tích vườn tạp được bà con chuyển đổi mục đích sử dụng sang trồng cỏ, phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê... từ đó đời sống kinh tế các hộ ngày càng đi lên".

Nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng bền vững, xã chủ động liên kết các thị trường tiêu thụ nông sản, tìm kiếm các công ty giúp bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra cho nông sản; triển khai các chương trình tín dụng, hỗ trợ nông dân vay vốn phát triển kinh tế, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo. Nhiều hộ đã nỗ lực vươn lên làm giàu, xuất hiện nhiều nông dân giỏi, điển hình tiên tiến, thu nhập cao.

Đồng chí Nguyễn Đức Thân, Chủ tịch UBND xã Cư Yên cho biết: "Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ xã về phát triển KT-XH, trong những năm qua, xã chủ động xây dựng, lập kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn, nhất là đẩy mạnh việc thực hiện cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Quá trình triển khai thực hiện đã mang lại những hiệu quả rõ nét, góp phần giải quyết việc làm cho lao động địa phương, nâng cao thu nhập cho nhân dân. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 33,4 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,36%, xã đạt 19/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới vào năm 2017".

Hoàng Anh


Các tin khác


Dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 350 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc, từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay toàn huyện đạt trên 80 tỷ đồng với 2.174 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt trên 50 tỷ đồng. Thực hiện xóa nợ 60 triệu đồng cho các trường hợp rủi ro.

Dấu ấn 10 năm Chương trình "Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa"

(HBĐT) - 10 năm hưởng ứng, thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh ta đã tạo được nhiều dấu ấn riêng, là cầu nối quan trọng đưa sản phẩm hàng Việt tiếp cận gần hơn đến người dân vùng nông thôn, vùng sâu, xa, nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, giao thông không thuận lợi.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản 2018 đạt kỷ lục hơn 40 tỷ USD

Từ năm 2013-2018, công nghiệp chế biến nông sản cả nước đã có bước phát triển mạnh trên cả quy mô và mức độ hiện đại so với 5 năm trước. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hằng năm đạt khoảng 5-7%. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm; năm 2018 đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD.

Khởi động dự án Tạo thuận lợi thương mại

Sáng 10-7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tham dự Lễ khởi động Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ. "Dự án hỗ trợ kỹ thuật Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ” đã được Chính phủ phê duyệt và giao Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản và Tổng cục Hải quan là chủ dự án. Tổng vốn viện trợ của dự án là hơn 21,7 triệu USD.

Doanh số cho vay đạt 52.859 triệu đồng

(HBĐT) - Đến hết tháng 6, NHCSXH huyện Cao Phong có tổng nguồn vốn hoạt động 274.610 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương 16.570 triệu đồng; nguồn vốn ủy thác từ ngân sách 2.355 triệu đồng. Doanh số cho vay đạt 52.859 triệu đồng. Doanh số thu nợ đạt 40.695 triệu đồng.

Nước rút xây dựng thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng trở thành đô thị loại IV

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, cùng với việc Thủ đô Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính, huyện Lương Sơn đã trở thành điểm tiếp giáp trực tiếp với vùng Thủ đô và thuộc khu đô thị vệ tinh quan trọng trong chiến lược phát triển của vùng. Đây được xác định là lợi thế trong chiến lược phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH của huyện Lương Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục