(HBĐT) - Đề án cứng hóa đường giao thông (GTNT) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1615/QĐ-UBND ngày 28/8/2017. Theo kế hoạch đề ra, toàn tỉnh sẽ có khoảng 1.500 km đường GTNT được cứng hóa với tổng mức đầu tư 1.549,784 tỷ đồng. Trong khi nhu cầu cứng hóa đường GTNT trên địa bàn là rất cao, việc triển khai một đề án có khối lượng đầu tư lớn như vậy đã tạo ra nhiều kỳ vọng, nhất là đối với các địa bàn nhiều năm nay vẫn còn loay hoay chưa giải được bài toán đầu tư nâng cấp đường GTNT.


Từ nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Kim Bình (Kim Bôi) được cứng hóa đáp ứng nhu cầu phát triển của địa phương.

Kim Bôi là một trong những huyện có nhu cầu cứng hóa đường GTNT cao nhất tỉnh hiện nay. Theo thống kê của UBND huyện: Tổng số km đường bộ hiện có do UBND cấp huyện, xã quản lý là 1.285 km. Trong đó, mới có khoảng 101 km được bê tông nhựa, khoảng 479 km được bê tông xi măng, số đường đất có hiện trạng chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương vẫn còn khoảng 406 km. Qua rà soát trước mùa mưa bão năm nay, 44 tuyến đường trên địa bàn huyện có mặt đường không êm thuận, không đảm bảo tầm nhìn, không đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện và an toàn trong 4 mùa, đồng nghĩa với việc nhu cầu đầu tư nâng cấp các tuyến đường này là rất cao và cấp bách.

Đồng chí Đới Văn Chinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi trao đổi: Ngược lại với nhu cầu đầu tư lớn, huyện lại khó khăn trong vấn đề huy động nguồn lực nên kết quả cứng hóa đường GTNT còn rất hạn chế. Ví dụ, tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện mới có khoảng 2,4 km đường bộ được mở mới; 5,27 km được bê tông hóa, nhựa hóa và khoảng 1,2 km được cứng hóa bằng các vật liệu khác như cấp phối, sỏi suối… Riêng về tình hình thực hiện Đề án cứng hóa đường GTNT giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn huyện. Theo kế hoạch năm nay, huyện được duyệt đầu tư cứng hóa 7 km/16 tuyến đường GTNT. Hiện tại, kinh phí được tỉnh phân bổ là 765 triệu đồng, ngân sách huyện cần đối ứng khoảng 1.973 triệu đồng. UBND huyện đang cân đối nguồn kinh phí để phân bổ đối ứng nên Đề án đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư xây dựng.

Khó khăn trong cân đối nguồn ngân sách địa phương cũng là tình trạng chung của các huyện, thành phố khi triển khai Đề án cứng hóa đường GTNT giai đoạn 2017 – 2020. Được biết, từ khi Đề án được phê duyệt đến nay đã gần 2 năm, các địa phương đều khó khăn trong việc bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương. Trong khi đó, theo dự kiến, trong tổng mức đầu tư 1.549,784 tỷ đồng để thực hiện Đề án, nguồn ngân sách T.Ư hỗ trợ (Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới) được xác định là 344.277 triệu đồng; khoảng 701.613 triệu đồng sẽ huy động từ các nguồn lực khác như Chương trình 135, Dự án Giảm nghèo, Dự án phát triển nông thôn đa mục tiêu huyện Đà Bắc, doanh nghiệp và người dân… Trong số 503.894 triệu đồng huy động từ ngân sách địa phương hỗ trợ thực hiện Đề án, ngân sách tỉnh dự kiến hỗ trợ khoảng 302.336 triệu đồng, ngân sách huyện, thành phố dự kiến hỗ trợ khoảng 201.558 triệu đồng.

Thực tế trong năm đầu triển khai Đề án, mặc dù không bố trí được nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương, nhưng bằng các nguồn vốn khác, toàn tỉnh đã có khoảng 257 km đường GTNT được cứng hóa bằng bê tông, xi măng và đá dăm láng nhựa với tổng kinh phí là 456.659 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới hỗ trợ thực hiện 42,64 km; Dự án Giảm nghèo hỗ trợ thực hiện 25,84 km, Chương trình 135 hỗ trợ thực hiện 36,57 km; Dự án đa mục tiêu huyện Đà Bắc hỗ trợ thực hiện 82,49 km; nguồn vốn khác hỗ trợ 69,48 km. Khởi sắc hơn, bước sang năm 2018, ngân sách địa phương đã hỗ trợ Đề án được 41.787 triệu đồng, từ đó thực hiện cứng hóa khoảng 80 km đường GTNT. Tính chung các khối lượng thực hiện trong năm 2018, toàn tỉnh đã cứng hóa được 179,41 km đường GTNT với tổng kinh phí 284.635 triệu đồng.

Như vậy, trong 2 năm đầu thực hiện Đề án (2017 – 2018), tổng số km đường GTNT được cứng hóa là 436,42 km với tổng kinh phí 741.294 triệu đồng. Nhìn chung, cùng với số km đường được cứng hóa khá cao, nhiều tuyến đường được nhân dân hiến đất để mở rộng nền mặt đường đáp ứng quy mô kỹ thuật nên các tuyến đường đều có bề rộng nền, mặt đường đáp ứng được yêu cầu đề ra của Đề án.

Đồng chí Vũ Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Sở GTVT xác nhận: Kết quả 2 năm qua là nền tảng thuận lợi để các địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả Đề án năm 2019, hướng tới sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2020. Theo kế hoạch, Đề án được duyệt tổng khối lượng là 1.500 km đường bộ, bao gồm 210 km đường xã, đường từ trung tâm xã đến đường huyện; 350 km đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản; 580 km đường ngõ, xóm; 360 km đường trục chính nội đồng. Trong khi đó, theo kết quả rà soát mới đây của Sở GTVT, trên địa bàn tỉnh hiện có trên 792 km/73 tuyến đường huyện, tỷ lệ bê tông hóa và nhựa hóa là 83,77%; khoảng 1.280 km đường xã và liên xã, tỷ lệ bê tông hóa và nhựa hóa đạt 65,47%; gần 2.589 km đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản với tổng tỷ lệ cứng hóa là 62,96%; trên 2.788 km đường ngõ xóm với tổng tỷ lệ cứng hóa là 52,24%; trên 2.260 km đường trục chính nội đồng với tổng tỷ lệ cứng hóa là 23,24%. Qua kiểm tra hiện trạng hệ thống này, Sở GTVT đánh giá nhu cầu đầu tư là rất cao, trong đó, nhu cầu cứng hóa đường GTNT chiếm một phần quan trọng. Trong bối cảnh đó, việc triển khai hiệu quả Đề án cứng hóa đường GTNT giai đoạn 2017 – 2020 tiếp tục được xác định là có ý nghĩa quan trọng. Sở GTVT đang đôn đốc các địa phương tích cực lồng ghép các nguồn lực, chú trọng thực hiện tốt Đề án trong 2 năm tiếp theo để tiến tới hoàn thành các chỉ tiêu về phát triển GTNT, góp phần quan trọng phát triển toàn diện KT-XH địa phương.

Thu Trang

Các tin khác


Dấu ấn 10 năm Chương trình "Đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa"

(HBĐT) - 10 năm hưởng ứng, thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh ta đã tạo được nhiều dấu ấn riêng, là cầu nối quan trọng đưa sản phẩm hàng Việt tiếp cận gần hơn đến người dân vùng nông thôn, vùng sâu, xa, nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, giao thông không thuận lợi.

Kim ngạch xuất khẩu nông sản 2018 đạt kỷ lục hơn 40 tỷ USD

Từ năm 2013-2018, công nghiệp chế biến nông sản cả nước đã có bước phát triển mạnh trên cả quy mô và mức độ hiện đại so với 5 năm trước. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hằng năm đạt khoảng 5-7%. Nhờ đó, kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm; năm 2018 đạt mức kỷ lục 40,02 tỷ USD.

Khởi động dự án Tạo thuận lợi thương mại

Sáng 10-7, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tham dự Lễ khởi động Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID tài trợ. "Dự án hỗ trợ kỹ thuật Tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ” đã được Chính phủ phê duyệt và giao Bộ Tài chính là cơ quan chủ quản và Tổng cục Hải quan là chủ dự án. Tổng vốn viện trợ của dự án là hơn 21,7 triệu USD.

Doanh số cho vay đạt 52.859 triệu đồng

(HBĐT) - Đến hết tháng 6, NHCSXH huyện Cao Phong có tổng nguồn vốn hoạt động 274.610 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động tại địa phương 16.570 triệu đồng; nguồn vốn ủy thác từ ngân sách 2.355 triệu đồng. Doanh số cho vay đạt 52.859 triệu đồng. Doanh số thu nợ đạt 40.695 triệu đồng.

Nước rút xây dựng thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng trở thành đô thị loại IV

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, cùng với việc Thủ đô Hà Nội được mở rộng địa giới hành chính, huyện Lương Sơn đã trở thành điểm tiếp giáp trực tiếp với vùng Thủ đô và thuộc khu đô thị vệ tinh quan trọng trong chiến lược phát triển của vùng. Đây được xác định là lợi thế trong chiến lược phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH của huyện Lương Sơn.

Giám sát đặc biệt nhóm hàng xuất khẩu tăng đột biến

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh cần phải xác định ngay các nhóm mặt hàng tăng trưởng nóng vào các thị trường trọng điểm để có cơ chế giám sát đặc biệt, nhằm chống gian lận xuất xứ, gian lận thương mại. Một số nhóm hàng mà Bộ trưởng lưu ý như: Đồ gỗ, dệt may, thuỷ sản, thép…

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục