(HBĐT) - Theo Cục thuế tỉnh, tính đến 30/6, tổng số tiền nợ thuế trên địa bàn là 548 tỷ đồng, tăng 208 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Cơ quan Thuế tỉnh đã tăng cường các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế, ước thu được 56 tỷ đồng, phấn đấu đến cuối năm, số nợ thuế không vượt quá 5% so với số thực hiện thu.


Trong danh sách công bố tính đến ngày 30/4 của Cục Thuế tỉnh có 71 doanh nghiệp nợ tiền thuế hơn 81,5 tỷ đồng. Trong 13 đơn vị thuộc danh sách doanh nghiệp không nộp tiền thuế, tiền chậm nộp đúng hạn theo quy định thì Công ty CP cơ khí lắp máy Sông Đà - Chi nhánh 1 đứng đầu với số tiền lên đến hơn 31,1 tỷ đồng; tiếp đến là Công ty CP xây dựng 565 nợ hơn 11,3 tỷ đồng.

Còn trong 58 đơn vị thuộc danh sách doanh nghiệp không nộp thuế đúng hạn theo thông báo của cơ quan Thuế thì Công ty TNHH xuất nhập khẩu thương mại và phát triển đô thị Hiệp Cường Hòa Bình nợ thuế hơn 4,94 tỷ đồng; tiếp đến là Công ty CP xây dựng Toàn Cầu - chi nhánh Hòa Bình nợ hơn 3,87 tỷ đồng. Có 3 đơn vị đều nợ tiền thuế hơn 2 tỷ đồng, gồm: Công ty CP 305 Hòa Bình nợ 2,52 tỷ đồng; Công ty TNHH xây dựng và thương mại Sơn Tùng nợ hơn 2,24 tỷ đồng; Công ty CP khai thác khoáng sản Lương Sơn nợ hơn 2,45 tỷ đồng.

 Tính chung đến 30/6, tổng số tiền nợ thuế là 548 tỷ đồng, tăng 208 tỷ đồng so với cuối năm 2018. Trong đó, nợ khó thu 179 tỷ đồng; nợ đến 90 ngày và trên 90 ngày 369 tỷ đồng, chiếm 12% dự toán pháp lệnh năm 2019.      

 Theo đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Thuế tỉnh, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế trên địa bàn tỉnh ta được triển khai cụ thể ngay từ những tháng đầu năm. Căn cứ các văn bản chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, quy trình quản lý nợ thuế, chỉ tiêu thu nợ được Tổng cục Thuế giao, ngày 14/2/2019, Cục ban hành Công văn số 472/CT-QLN để giao chỉ tiêu thu tiền nợ thuế và hướng dẫn biện pháp xử lý nợ thuế cho các đơn vị; ngày 3/5/2019 ban hành Công văn số 3022/CT-QLN về việc tăng cường quản lý nợ và cưỡng chế thu hồi nợ thuế.

 Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm, ngành Thuế tỉnh đã thực hiện đôn đốc bằng điện thoại 6.270 lượt; ban hành 15.780 lượt Thông báo số 07/QLN trên ứng dụng TMS; tham mưu ban hành 726 lượt quyết định cưỡng chế, trong đó: bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản 672 lượt số tiền 125 tỷ đồng, bằng biện pháp thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng 53 lượt số tiền 61 tỷ đồng; cưỡng chế bằng biện pháp khác 1 lượt số tiền 0,1 tỷ đồng; công khai thông tin 169 lượt doanh nghiệp có số thuế nợ lớn, tổng số tiền 282 tỷ đồng. Kết quả xử lý nợ đến 30/6, cơ quan Thuế đã thực hiện các biện pháp đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế, ước thu được 56 tỷ đồng, trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ 44 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ 12 tỷ đồng.



Doanh nghiệp tư nhân Thanh Giám - KCN bờ trái sông Đà (TP Hoà Bình) hàng năm luôn làm tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. 

Cũng theo đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, trong 6 tháng cuối năm, ngành Thuế tỉnh tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính và phương án xử lý nợ đọng thuế đã xây dựng; triển khai đồng bộ các biện pháp thu hồi nợ đọng, đôn đốc, cưỡng chế nợ thuế đúng thủ tục, trình tự quy định; phấn đấu tổng số tiền thuế nợ tại thời điểm ngày 31/12/2019 không vượt quá 5% so với số thực hiện thu trong năm 2019, giảm so với cùng kỳ năm 2018. Triển khai thực hiện có hiệu quả phương án xử lý, thu hồi nợ đọng thuế đã được phê duyệt.

Cục Thuế tỉnh sẽ chủ động tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo các ngành trên địa bàn phối hợp với cơ quan Thuế duy trì các tổ liên ngành thu hồi nợ đọng. Phối hợp chặt chẽ với Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ quan kế hoạch đầu tư... thực hiện nhiệm vụ đôn đốc thu hồi tiền thuế nợ vào ngân sách Nhà nước. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giải thích các quy định pháp luật về nợ thuế cho người nộp thuế để nâng cao tính tuân thủ, khuyến khích tự nguyện, tự giác của người nộp thuế trong việc thực hiện các quy định nộp thuế; thông qua thông tin, tuyên truyền, phòng ngừa nợ thuế.

Bên cạnh đó, Cục Thuế tỉnh cũng sẽ tiếp tục thông báo danh sách các doanh nghiệp nợ thuế theo quy định; tổ chức đôn đốc thu ngay các khoản nợ mới phát sinh, tránh tình trạng để tuổi nợ dài gây khó khăn trong việc thu nợ thuế.

Hồng Trung

Các tin khác


Phấn đấu trong tháng 7 hoàn thành kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu

(HBĐT) - Ngay sau khi khép lại vụ xuân 2019 với những thành quả khá toàn diện, các địa phương trong tỉnh đã khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu. Đến nay, tiến độ sản xuất đang được đẩy nhanh với quyết tâm ngay trong tháng 7 sẽ hoàn thành chỉ tiêu diện tích các loại cây trồng chính trong vụ.

“Chết yểu” chợ đêm Lý Sơn

Với kỳ vọng tạo thêm không gian du lịch cho du khách, nhất là mua sắm các mặt hàng đặc sản như hành, tỏi và thưởng thức những món ăn đặc trưng của đất đảo, cuối tháng 7-2018, chính quyền huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chính thức đưa khu chợ đêm Lý Sơn vào hoạt động. Tuy nhiên, tồn tại được hơn hai tháng thì chợ đêm Lý Sơn bị "chết yểu” vì vắng khách.

Ra mắt câu lạc bộ “ Nữ doanh nghiệp vừa và nhỏ” thị trấn Bo

(HBĐT) - Hội LHPN thị trấn Bo (Kim Bôi) vừa tổ chức lễ ra mắt câu lạc bộ " Nữ doanh nghiệp vừa và nhỏ” với 28 thành viên là chị em doanh nghiệp, buôn bán trên địa bàn thị trấn.

Cây Sả - cây trồng thu nhập cao ở xã Hùng Tiến

(HBĐT) - Hùng Tiến là xã vùng 135 của huyện Kim Bôi, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Những năm qua, được sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, sản xuất nông nghiệp của xã có bước chuyển biến rõ rệt. Người dân không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp. Từ phát triển manh mún, tự phát, những năm gần đây, cây sả được cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã xác định là cây nông sản thu nhập cao trên địa bàn.

Trồng rừng tập trung đạt 78,5% kế hoạch

(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2019, hiện các địa phương đẩy nhanh tiến độ trồng rừng tập trung và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng đã trồng. Đến hết tháng 6, toàn tỉnh đã trồng khoảng 4,5 nghìn ha rừng tập trung, đạt 78,5% kế hoạch. Các huyện có tiến độ trồng rừng nhanh như Kim Bôi đã trồng trên 700 ha, Đà Bắc 700 ha, Lạc Thủy 650 ha, Yên Thủy 630 ha…

Hiệu quả từ việc thực hiện các chính sách dân tộc ở huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 3 dân tộc chính sinh sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm gần 70%. Toàn huyện có 8 xã thuộc khu vực II, 12 xã, thị trấn thuộc khu vực I. Các xã thuộc diện đầu tư của Chương trình 135 gồm 5 xã thuộc vùng đặc thù và 1 xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc xã khu vực II. Thời gian qua, việc thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào DTTS được cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm triển khai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục