(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2019, hiện các địa phương đẩy nhanh tiến độ trồng rừng tập trung và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng đã trồng. Đến hết tháng 6, toàn tỉnh đã trồng khoảng 4,5 nghìn ha rừng tập trung, đạt 78,5% kế hoạch. Các huyện có tiến độ trồng rừng nhanh như Kim Bôi đã trồng trên 700 ha, Đà Bắc 700 ha, Lạc Thủy 650 ha, Yên Thủy 630 ha…
Trong
tháng 6, các địa phương đã khai thác được 723 ha rừng trồng, sản lượng
đạt 42,7 nghìn m3 gỗ, đồng thời khai thác cây phân tán được 249 m3; 23 nghìn ster củi;
126,2 nghìn cây bương, tre, luồng; 58 tấn măng; 8,6 tấn dược liệu; 6 tấn vỏ
quế.
Do
nắng nóng kéo dài, trong tháng 6 đã xảy ra 1 vụ cháy rừng với 4,9 ha keo trồng thuần loài năm thứ 4. Sở
NN&PTNT đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương
phân công cán bộ kiểm lâm trực 24/24h tại cơ quan, các trạm quản lý và bảo vệ
rừng, sẵn sàng xử lý kịp thời, phát hiện, ngăn chặn, huy động nhân lực ứng cứu
và tham gia chữa cháy theo phương châm "4 tại chỗ", hạn chế tối đa
thiệt hại do cháy rừng gây ra.
H.N
(HBĐT) - Đề án cứng hóa đường giao thông (GTNT) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2017 - 2020 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1615/QĐ-UBND ngày 28/8/2017. Theo kế hoạch đề ra, toàn tỉnh sẽ có khoảng 1.500 km đường GTNT được cứng hóa với tổng mức đầu tư 1.549,784 tỷ đồng. Trong khi nhu cầu cứng hóa đường GTNT trên địa bàn là rất cao, việc triển khai một đề án có khối lượng đầu tư lớn như vậy đã tạo ra nhiều kỳ vọng, nhất là đối với các địa bàn nhiều năm nay vẫn còn loay hoay chưa giải được bài toán đầu tư nâng cấp đường GTNT.
(HBĐT) - Ngày 11/7, tại xã Ngòi Hoa (Tân Lạc), Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản tỉnh tổ chức khai giảng lớp nghề "Nuôi cá lồng bè nước ngọt”. Tham gia lớp học nghề có 34 học viên là lao động nông thôn tại 4 xóm của xã.
(HBĐT) - Những năm qua, trên địa bàn xã Thanh Hối (Tân Lạc), tín dụng ưu đãi do Ngân hàng CSXH triển khai là nguồn lực quan trọng trong xóa đói, giảm nghèo. Qua đó làm thay đổi nhận thức của người dân, giúp họ dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn vay vốn để tập trung đầu tư xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, góp phần xây dựng nông thôn mới.
(HBĐT) - Chương trình cho vay vốn hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) được thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2007 theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm giúp vốn cho các hộ tại những vùng khó khăn phát triển kinh tế. Đối tượng vay vốn của chương trình là các hộ không thuộc hộ nghèo thực hiện các hoạt động SXKD ở vùng khó khăn. Chương trình do Ngân hàng CSXH thực hiện, sau hơn 10 năm triển khai đã góp phần quan trọng đưa nguồn vốn ưu đãi đến gần với người dân, kịp thời giúp đối tượng thụ hưởng có vốn đầu tư phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Theo Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc, từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay toàn huyện đạt trên 80 tỷ đồng với 2.174 lượt khách hàng vay vốn. Doanh số thu nợ đạt trên 50 tỷ đồng. Thực hiện xóa nợ 60 triệu đồng cho các trường hợp rủi ro.
(HBĐT) - 10 năm hưởng ứng, thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trên địa bàn tỉnh ta đã tạo được nhiều dấu ấn riêng, là cầu nối quan trọng đưa sản phẩm hàng Việt tiếp cận gần hơn đến người dân vùng nông thôn, vùng sâu, xa, nơi điều kiện kinh tế còn khó khăn, giao thông không thuận lợi.