(HBĐT) - Quỹ tài chính ngoài ngân sách được xem như một bộ phận quan trọng để hỗ trợ ngân sách Nhà nước thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 15 loại quỹ tài chính ngoài ngân sách. Tuy nhiên, để các loại quỹ này thực sự phát huy được hiệu quả cần có một chính sách thống nhất, cụ thể trong công tác quản lý, điều hành.
Nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh góp phần hỗ trợ nhiều hộ nông dân huyện Đà Bắc trang bị các loại máy nông nghiệp phục vụ sản xuất.
Theo báo cáo của UBND tỉnh, 15 loại quỹ ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh là: Quỹ đầu tư phát triển; quỹ phát triển quỹ đất; quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa; quỹ bảo trì đường bộ; quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh; quỹ phát triển khoa học và công nghệ; quỹ bảo vệ và phát triển rừng; quỹ phòng chống thiên tai; quỹ hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo; quỹ bảo vệ môi trường; quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò NCT; quỹ nạn nhân chất độc da cam/dioxin; quỹ đền ơn đáp nghĩa và quỹ bảo trợ nạn nhân chất độc da cam tỉnh. Hiện nay, các quỹ này chủ yếu thực hiện chức năng cho vay đầu tư, nhận ủy thác các quỹ tài chính và chức năng hỗ trợ tại cộng đồng. Ngoài một số loại quỹ do vận động của nhân dân thì hầu hết nguồn quỹ vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách Nhà nước.
Để duy trì quản lý quỹ hiệu quả, các quỹ đã xây dựng, ban hành và áp dụng các quy trình, quy chế chuyên môn đồng bộ, chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước và phát huy được hiệu quả sử dụng vốn. Đặc biệt là các loại quỹ có thực hiện chức năng vay vốn như quỹ đầu tư và phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng, quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh với vốn điều lệ ban đầu tương đối lớn đã trở thành một trong những kênh giúp vốn quan trọng cho các thành viên.
Tuy nhiên, tiềm lực vốn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế và khó huy động vốn là một trong những rào cản ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các loại quỹ tài chính ngoài ngân sách. Tại hội nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý, sử dụng các loại quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh, đồng chí Bùi Văn Đức, Giám đốc Sở Tài chính cho biết: Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa có một cơ chế, chính sách pháp luật cụ thể, đồng bộ về hoạt động của các quỹ tài chính ngoài ngân sách. Đó là các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động quỹ, nhất là hoạt động huy động vốn. Cụ thể như quỹ đầu tư phát triển tỉnh hoạt động theo quy định tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên cho đến nay, các bộ, ngành liên quan chưa có các hướng dẫn cụ thể làm căn cứ thực hiện. Đó cũng là tình trạng chung của quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Không có văn bản hướng dẫn cụ thể hoặc các chính sách không đồng nhất ảnh hưởng lớn đến hoạt động của quỹ, nhất là hoạt động huy động vốn. Tiêu biểu như quỹ đầu tư phát triển, theo chức năng, quỹ được phép huy động vốn và góp vốn thành lập các tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, do nguồn vốn hoạt động của quỹ đến thời điểm này chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp, nhưng theo Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì việc góp vốn để thành lập doanh nghiệp phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hoặc như quỹ phát triển đất, theo Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/1/2016 của Chính phủ quy định: "Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế mẫu về quản lý, sử dụng quỹ phát triển đất, quy định việc cấp phát, hạch toán, thanh quyến toán, huy động, sử dụng các nguồn vốn của quỹ phát triển đất”. Tuy nhiên, đến nay, Chính phủ chưa ban hành văn bản quy định nêu trên để tổ chức thực hiện.
Ngoài ra, đến nay, nhiều loại quỹ hệ thống văn bản pháp luật chưa quy định riêng về tiền lương, tiền thưởng cho quỹ hoặc chưa quy định về kinh phí để duy trì hoạt động của Ban quản lý quỹ đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu quỹ.
Trước thực tế đó, theo đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh đang xem xét cơ cấu lại một số loại quỹ tài chính ngoài ngân sách theo hình thức ủy thác qua quỹ đầu tư phát triển. Quỹ nào hoạt động không hiệu quả nên xem xét việc duy trì. Vì vậy, cần có những hướng dẫn cụ thể về việc cơ cấu lại một số quỹ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, cần có hướng dẫn cụ thể, đồng bộ, thuận chiều về việc huy động nguồn lực cho quỹ từ cộng đồng. Như vậy, các quỹ này mới thực sự phát huy được hiệu quả, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước trong đầu tư phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.
Đinh Hòa
(HBĐT) - Ngày 15/7, đồng chí Trịnh Đình Dũng, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Phó Thủ tưởng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Quy hoạch quốc gia chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về tình hình triển khai thi hành Luật Quy hoạch, trọng tâm là tình hình thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Quy hoạch. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh.
(HBĐT) - Ngay sau khi khép lại vụ xuân 2019 với những thành quả khá toàn diện, các địa phương trong tỉnh đã khẩn trương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để sẵn sàng triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè thu. Đến nay, tiến độ sản xuất đang được đẩy nhanh với quyết tâm ngay trong tháng 7 sẽ hoàn thành chỉ tiêu diện tích các loại cây trồng chính trong vụ.
Với kỳ vọng tạo thêm không gian du lịch cho du khách, nhất là mua sắm các mặt hàng đặc sản như hành, tỏi và thưởng thức những món ăn đặc trưng của đất đảo, cuối tháng 7-2018, chính quyền huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) chính thức đưa khu chợ đêm Lý Sơn vào hoạt động. Tuy nhiên, tồn tại được hơn hai tháng thì chợ đêm Lý Sơn bị "chết yểu” vì vắng khách.
(HBĐT) - Hội LHPN thị trấn Bo (Kim Bôi) vừa tổ chức lễ ra mắt câu lạc bộ " Nữ doanh nghiệp vừa và nhỏ” với 28 thành viên là chị em doanh nghiệp, buôn bán trên địa bàn thị trấn.
(HBĐT) - Hùng Tiến là xã vùng 135 của huyện Kim Bôi, thu nhập của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Những năm qua, được sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình, dự án, sản xuất nông nghiệp của xã có bước chuyển biến rõ rệt. Người dân không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp. Từ phát triển manh mún, tự phát, những năm gần đây, cây sả được cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong xã xác định là cây nông sản thu nhập cao trên địa bàn.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2019, hiện các địa phương đẩy nhanh tiến độ trồng rừng tập trung và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, chăm sóc diện tích rừng đã trồng. Đến hết tháng 6, toàn tỉnh đã trồng khoảng 4,5 nghìn ha rừng tập trung, đạt 78,5% kế hoạch. Các huyện có tiến độ trồng rừng nhanh như Kim Bôi đã trồng trên 700 ha, Đà Bắc 700 ha, Lạc Thủy 650 ha, Yên Thủy 630 ha…