Theo đồng chí Phạm Minh Tuấn, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện, đó là thành quả nỗ lực 10 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM. Bên cạnh sự hỗ trợ về chính sách của Đảng, Nhà nước, nhận thức, hành vi chuyển đổi, tham gia tích cực của người dân trong thi đua lao động, sản xuất vươn lên làm giàu, giảm nghèo có ý nghĩa quyết định. Những năm qua, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đã được triển khai, thực hiện, cụ thể là chính sách cải tạo vườn tạp; hỗ trợ phát triển hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt theo Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh; chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng ngô; hỗ trợ chăn nuôi theo Quyết định số 2114/QĐ-UBND ngày 11/9/2018; hỗ trợ phát triển làng nghề, nghề truyền thống...
Cây cà gai leo được HTX nông lâm nghiệp Bảo Hiệu, xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) sản xuất theo quy trình VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Từ đây, toàn huyện đã cải tạo 229,69 ha vườn tạp, trong đó có 159,19 ha theo đề án của tỉnh, 70,5 ha nhân rộng. Diện tích cây có múi tiếp tục mở rộng và có hiệu quả kinh tế cao với gần 600 ha. Cũng với những chính sách trong sản xuất nông nghiệp lồng ghép chương trình xây dựng NTM, trên địa bàn đã có nhiều mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Tiêu biểu như liên kết tiêu thụ mía nguyên liệu với Công ty CP mía đường Hòa Bình và mía đường Việt Đài với diện tích trên 600 ha; liên kết tiêu thụ cà gai leo với HTX nông lâm nghiệp Bảo Hiệu, Công ty Solavina; liên kết trồng và tiêu thụ bí xanh với HTX nông lâm nghiệp Bảo Hiệu; liên kết trồng và tiêu thụ ớt sừng bò với Công ty CP đầu tư quốc tế Thiên An...
Trên địa bàn có 22 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, 27 tổ hợp tác. Các HTX, tổ hợp tác đồng thời phát huy vai trò trong việc triển khai xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm nông sản thế mạnh của địa phương, tăng cường và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất, kiểm soát tốt hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm, tạo uy tín tiêu thụ. Trên cơ sở những sản phẩm nông nghiệp lợi thế, các xã, thị trấn đã chủ động chuyển đổi, tập trung sản xuất theo chuỗi giá trị với nhóm sản phẩm chủ lực như gà đồi, lợn bản địa, bí xanh, cây dược liệu...
Đến hết tháng 6/2019, giá trị sản xuất theo giá hiện hành tiểu ngành trồng trọt của huyện đạt 290,64 tỷ đồng, tăng 7,73% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất tiểu ngành chăn nuôi đạt 224,80 tỷ đồng, tăng 9,16% so với cùng kỳ. Cùng với sản xuất phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Năm 2018, bình quân thu nhập đầu người khu vực nông thôn của huyện đạt 29,91 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,99%, bình quân giảm 2%/năm. Phấn đấu năm 2019 xây dựng thêm 3 mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, xây dựng 3 sản phẩm OCOP và thành lập mới 5 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Bùi Minh
(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2020. Năm 2019, UBND huyện Đà Bắc đăng ký ý tưởng và lựa chọn 3 sản phẩm OCOP gồm: sản phẩm gạo J02 của HTX dịch vụ đa ngành nghề xã Mường Chiềng.