Những sai phạm tại nhiều đơn vị thuộc Tổng Công ty Cổ phần Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) dưới thời các ông Nguyễn Thanh Giang, Lâm Chí Quang và Trần Ngọc Hà, đã hé lộ những phi vụ làm ăn kiểu ném tiền Nhà nước qua cửa sổ.


Tính đến tháng 6/2018, tổng số tiền cho vay chưa thu hồi lên tới hơn 595 tỷ đồng
Tính đến tháng 6/2018, tổng số tiền cho vay chưa thu hồi lên tới hơn 595 tỷ đồng

Cùng với việc duyệt các dự án hỗ trợ vốn, cho vay sai nguyên tắc lên tới hàng nghìn tỷ đồng, những sai phạm về quản lý, kinh tế, quản lý đất đai và điều hành doanh nghiệp làm mất, khó thu hồi vốn nhà nước tại nhiều đơn vị thuộc Tổng Công ty Cổ phần Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM) dưới thời các ông Nguyễn Thanh Giang, Lâm Chí Quang và Trần Ngọc Hà (cả ba bị bắt giam cuối tuần qua) đã hé lộ những phi vụ làm ăn kiểu ném tiền Nhà nước qua cửa sổ.

Theo thông tin của PV Tiền Phong,  những quyết định điều hành khó hiểu dưới thời ông Lâm Chí Quang (Chủ tịch HĐQT giai đoạn 2004-2011, Tổng giám đốc giai đoạn 2011-2015) và ông Trần Ngọc Hà (Chủ tịch HĐQT giai đoạn 2011-2014, Tổng giám đốc giai đoạn 2015-2018).

Đi kèm với hàng loạt các sai phạm về quản lý đã dẫn đến việc mất vốn chủ sở hữu, vốn đầu tư hoặc thua lỗ tại nhiều đơn vị thuộc VEAM. Điển hình như chỉ riêng việc đầu tư, quản lý vốn tại chi nhánh VEAM ở Bắc Kạn, Nhà máy ô tô kinh doanh trong giai đoạn từ 2010 đến tháng 6/2018 đã làm mất vốn của VEAM tổng cộng hơn 331,8 tỷ đồng.

Đến ngày 1/1/2018, toàn bộ vốn đầu tư của VEAM tại Công ty TNHH máy kéo và máy nông nghiệp (TAMAC) đã bị mất và bị âm lên tới hơn 36,1 tỷ đồng.

Tình trạng tiêu tiền nhà nước vô tội vạ dưới thời ông Lâm Chí Quang và ông Trần Ngọc Hà cũng được thể hiện qua việc vung tay đầu tư tại hàng loạt đơn vị sai quy định. Có thể kể đến các trường hợp như các ông Quang và Hà đã chấp nhận cho góp vượt vốn điều lệ tại Công ty TNHH MTV Cơ khí Mê Linh hay việc Viện Công nghệ tăng vốn tối thiểu 3,15 tỷ đồng cho Công ty TNHH MTV Cơ khí Mê Linh không đúng theo quyết định của HĐTV ngày 7/4/2011. Việc góp vốn đầu tư vào các doanh nghiệp khác như Công ty TNHH Liên doanh đầu tư Thái Bình Dương, Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Thủy Linh… về sau cũng được chỉ ra là sai quy định.

Cũng theo kết luận thanh tra của Bộ Công Thương, cùng với việc để xảy ra nhiều dự án đầu tư thua lỗ, các ông Lâm Chí Quang và Trần Ngọc Hà còn liên quan đến hàng loạt quyết định cho vay vốn, tính tiền lãi suất trái quy định, không hiệu quả đối với nhiều đơn vị đang kinh doanh thua lỗ liên tục nhiều năm. Doanh nghiệp này đã bị mất cân đối tài chính, thuộc diện giám sát đặc biệt, khiến việc thu hồi vốn đến nay gặp nhiều khó khăn.

"Lãnh đạo VEAM là các ông Nguyễn Thanh Giang (Tổng giám đốc giai đoạn 2010 - 2011), Lâm Chí Quang và Trần Ngọc Hà phải chịu trách nhiệm chính về việc cho vay, tính lãi, gia hạn nợ gốc và giảm lãi miễn lãi không có quy định cụ thể bằng văn bản đối với các đơn vị thành viên. Một số trường hợp vay không có hợp đồng mà chỉ có giấy nhận nợ. Tổng số tiền VEAM đã hỗ trợ, cho vay các đơn vị thành viên đến nay chưa thu hồi được hơn 595,3 tỷ đồng”, Kết luận thanh tra của Bộ Công Thương nêu.

Bên cạnh việc cho vay tiền tràn lan, các cựu lãnh đạo của VEAM kể trên còn để xảy ra các khoản nợ đọng kéo dài lên tới hàng nghìn tỷ đồng mà theo kết luận thanh tra chưa biết đến bao giờ mới thu hồi được. Trong đó, riêng khách hàng nợ Tài khoản 131 lên tới hơn 88,3 tỷ đồng; nợ Tài khoản 138 hơn 5.919 tỷ đồng. Các công ty cũng nằm trong danh sách nợ VEAM số tiền lớn khác phải kể đến như Công ty Cổ phần Matexim Hải Phòng nợ 95,3 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ nợ hơn 136 tỷ đồng…

Theo Thanh tra Bộ Công thương, tại thời điểm 21/12/2017, VEAM đã cho các đơn vị thành viên vay vốn có giá trị gốc lẫn lãi trên 658 tỷ đồng. Ðến tháng 6/2018, tổng số tiền cho vay chưa thu hồi lên tới hơn 595 tỷ đồng. Trong số này, nợ phải thu quá hạn 6 - 12 tháng là 19,4 tỷ đồng; nợ quá hạn 1 - 2 năm là 6,3 tỷ đồng; nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên hơn 258 tỷ đồng.

                                                                                           Theo báo Tiền Phong


Các tin khác


Dự án “Nâng cao năng lực tự quản tại cộng đồng” đầu tư trên 13 tỷ đồng cho các tiểu dự án tại huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Dự án "Nâng cao năng lực tự quản tại cộng đồng” do Tổ chức Bánh Mì cho thế giới (BfdW) triển khai thực hiện từ năm 2017 tại 4 xã Nuông Dăm, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Cuối Hạ (Kim Bôi).

Nông thôn khởi sắc, nông nghiệp phát triển

(HBĐT)-LTS: Sau 10 năm thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới (NTM), bức tranh nông thôn của tỉnh có nhiều khởi sắc, KT-XH phát triển toàn diện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. Nhận thức của người dân về xây dựng NTM đã thay đổi so với trước kia. Người dân thực sự là chủ thể trong công cuộc xây dựng NTM tại địa phương. Nhân dịp tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, phóng viên Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo các chương trình MTQG tỉnh.

Thông báo tổ chức phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa tại xã Nam Thượng, huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Để triển khai cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động; thực hiện Quyết định số 5106/QĐ-BCT ngày 27/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc phê duyệt chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2019.

8 xã đủ điều kiện công nhận đạt chuẩn nông thôn mới đợt 1 năm 2019

(HBĐT) - Sáng 1/8, Hội đồng thẩm định xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM của tỉnh tổ chức Hội nghị thẩm định, bỏ phiếu xét công nhận 8 xã đạt chuẩn NTM đợt 1 năm 2019 gồm: Đông Lai, Thanh Hối (Tân Lạc); Vạn Mai (Mai Châu); Hợp Hòa, Trường Sơn, Hợp Thanh, Tân Thành, Long Sơn (Lương Sơn). Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định chủ trì hội nghị.

7 tháng, tổng nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt 31,534 tỷ đồng

(HBĐT) - Tiếp tục phát triển nguồn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), 7 tháng năm 2019, cùng nguồn ngân sách tỉnh cấp 1 tỷ đồng, ngân sách huyện cấp 1 tỷ đồng, các cấp Hội đã vận động hội viên nông dân đóng góp 40,77 triệu đồng, nâng tổng số nguồn Quỹ HTND lên 31,534 tỷ đồng.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách, tạo thuận lợi cho phát triển thương mại

Chiều 31-7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Chủ tịch Uỷ ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại chủ trì cuộc họp của Uỷ ban đánh giá kết quả sáu tháng đầu năm; phương hướng, nhiệm vụ sáu tháng cuối năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục