(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư T.Ư Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị 40), bức tranh tín dụng chính sách tại tỉnh ta mang những gam màu tươi mới. Không chỉ là quy mô, chất lượng tín dụng đều tăng mà hơn thế, sức mạnh của cả hệ thống chính trị được tăng cường, làm rõ nét hơn một chính sách đầy tính nhân văn của Đảng và Chính phủ.


Cán bộ tín dụng chính sách Ngân hàng CSXH huyện Tân Lạc kiểm tra sổ vay vốn của khách hàng xã Quy Hậu.

Theo đánh giá của các cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương, kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 40 đã trở thành điểm tựa nâng cao chất lượng tín dụng; cấp ủy, chính quyền các cấp đã xác định nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội là nhiệm vụ thường xuyên.

Từ sau khi có Chỉ thị, công tác chỉ đạo thực hiện tín dụng chính sách ở địa phương được thuận lợi từ cấp tỉnh đến cơ sở, tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Trên cơ sở nội dung của Chỉ thị, Tỉnh ủy, UBND tỉnh phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể theo chức năng, nhiệm vụ làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương; chỉ đạo việc tập trung đầu tư nâng cao năng lực, tăng cường cơ sở vật chất, trụ sở và điều kiện làm việc cho hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) từ tỉnh đến các huyện, thành phố; giao Sở Tài chính, UBND các huyện, thành phố cân đối, bố trí ngân sách hàng năm của tỉnh, huyện, thành phố chuyển sang  NHCSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách.

Cấp uỷ, chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, NHCSXH luôn đồng hành cùng các tổ chức chính trị - xã hội làm nhiệm vụ uỷ thác thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Đến nay, tổng nguồn vốn NHCSXH tỉnh đạt 3.114.293 triệu đồng, tăng 1.246.005 triệu đồng so với trước khi có Chỉ thị 40. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách đạt 3.107.883 triệu đồng với 104.800 khách hàng còn dư nợ. Chất lượng tín dụng được kiểm soát, duy trì ở mức thấp, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ 0,16%.

Dòng vốn từ ngân sách địa phương đang tạo ra những bước đột phá mới cho công cuộc thoát nghèo, tạo việc làm phát triển kinh tế bền vững tại các huyện, thành phố. Nguồn vốn nhận ủy thác địa phương là 33.785 triệu đồng. Đến nay, 100% UBND huyện, thành phố đều đã bố trí nguồn vốn từ ngân sách chuyển sang NHCSXH. Tuy nhiên, thực tế triển khai cũng cho thấy, vẫn còn tình trạng lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền cơ sở có lúc, có nơi chưa được sâu sát. Một số huyện, thành phố chưa ưu tiên cân đối ngân sách địa phương để bổ sung nguồn vốn cho vay các đối tượng chính sách trên địa bàn.

Đồng chí Vũ Đình Đoài, Giám đốc Chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết: Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 40, một số kết quả nổi bật là cấp ủy, chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của tín dụng chính sách xã hội trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội tại địa phương. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm hơn đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội. Vốn của NHCSXH ngày càng tăng, sức lan tỏa sâu rộng chính là nhờ Chỉ thị 40 của Ban Bí thư đã thực sự đi    vào cuộc sống. Do đó, cần ưu tiên dành nhiều hơn nữa nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để bổ sung nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Đồng thời, thường xuyên chỉ đạo củng cố, kiện toàn Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh, huyện, nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.


Đinh Thắng                                                           

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục