Sáng 21-8, tại Trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, Tổ trưởng Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ chủ trì cuộc làm việc của Tổ Công tác với 14 bộ, cơ quan về tình hình ban hành các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh và việc cắt giảm thực chất các điều kiện kinh doanh (ĐKKD).

Nỗ lực cắt giảm điều kiện kinh doanh thực chất hơn nữa

 

Các bộ được kiểm tra, gồm: Kế hoạch và Đầu tư; Giao thông vận tải; Tài chính; Công thương; Giáo dục và Đào tạo; Khoa học và Công nghệ; Lao động, Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường; Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Xây dựng; Y tế.

Tại cuộc làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng nhắc lại quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là luôn đặc biệt quan tâm công tác xây dựng thể chế, đôn đốc các bộ, cơ quan ban hành các văn bản quy định chi tiết, cắt giảm, đơn giản hóa các ĐKKD, thủ tục hành chính.

Đồng chí cho biết, chúng ta đã cắt giảm khá tốt nhưng nhiều ý kiến cũng nói cần xem xét hết sức thực chất về hiệu quả cắt giảm, nhất là khi các đại biểu Quốc hội chất vấn các thành viên Chính phủ vừa qua.

"Về mặt cơ học đã cố gắng rất quyết liệt, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường kinh doanh”, Tổ trưởng Tổ công tác nêu rõ. Một thí dụ, theo Bộ Tài chính, việc đơn giản các ĐKKD đã góp phần gia tăng số doanh nghiệp thành lập, như cùng việc cắt giảm các ĐKKD bảo hiểm, trong 5 tháng đầu năm nay, doanh thu bảo hiểm đã tăng tới 152% so cùng kỳ…

Thời gian qua, các bộ đã rất quyết liệt, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các phương án, ban hành các văn bản cắt giảm, đơn giản hóa 3.451/6.191 ĐKKD, cắt giảm 6.776 trên tổng số 9.926 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành (KTCN). Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những ý kiến đề nghị cần xem xét thực chất hơn nữa hiệu quả của việc cắt giảm này.

Cụ thể, có ý kiến nói trong sáu tháng đầu năm, cải cách quản lý KTCN chuyển biến chậm, chủ yếu vẫn từ tiền kiểm sang hậu kiểm chứ không phải giảm số lượng mặt hàng cần kiểm tra như yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng. Có ý kiến cho rằng, việc đơn giản hóa thủ tục KTCN còn hình thức, một số việc đã được giao tại nhiều nghị quyết, văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhưng các bộ chậm sửa đổi, nhất là việc sửa đổi các văn bản pháp luật.

Tổ công tác cũng nhắc tới các ý kiến lãnh đạo các ủy ban của Quốc hội cho rằng, chi phí kinh doanh không chính thức giảm nhưng còn ở mức cao; hay có đơn vị cắt giảm thủ tục chạy theo cơ học, chạy theo thành tích, cắt giảm rất nhiều mà không chú ý vấn đề quản lý…

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện còn rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, KTCN, tới 355 văn bản, rất khó cho doanh nghiệp thực hiện tra cứu, cập nhật. Không ít trường hợp kiểm tra chồng chéo, một mặt hàng chịu nhiều hình thức quản lý của nhiều bộ, chịu sự kiểm tra của nhiều đơn vị trong cùng một bộ. Vẫn có tình trạng điều kiện kinh doanh "hóa thân” vào quy chuẩn, tiêu chuẩn, "khổ nạn” cấp phép, xin cho còn nguyên thậm chí còn nặng nề hơn, rồi thủ tục "chào hỏi” qua biên giới tức thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa…, Tổ trưởng Tổ Công tác cho biết.

Trong khi đó, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế T.Ư nhận định, việc cắt giảm ĐKKD chưa mang lại lợi ích rõ ràng, chỉ tháo gỡ những vướng mắc nhỏ, chưa tạo tác động sâu rộng và đã đến lúc phải đi vào cắt giảm những vấn đề khó, thực chất.

Nhiều vướng mắc cụ thể cũng được Tổ công tác nêu rõ tại buổi làm việc. Với Bộ Công thương, đó là thủ tục kiểm tra formaldehyte với sản phẩm dệt may. "Hiện có 6.000 doanh nghiệp dệt may, nhưng tỷ lệ vi phạm về kiểm tra formaldehyte rất nhỏ, mà lại kiểm tra 100% các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mặt hàng này, vậy có thể thay đổi phương thức kiểm tra không, như quản lý rủi ro, phân luồng xanh, đỏ, vàng để có hình thức kiểm tra phù hợp?”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng đặt vấn đề.

Với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổ trưởng Tổ Công tác nhắc tới quy định các đơn vị sản xuất, lắp ráp ô-tô phải có đủ nhân lực, phương án về an toàn vệ sinh lao động theo pháp luật về lao động; đề nghị Bộ nghiên cứu, xem xét. Tổ trưởng cho rằng, đây là quy định dẫn chiếu nhưng chung chung, rất khó cho doanh nghiệp và dẫn tới tình trạng "ai kiểm tra cũng được, hạch kiểu gì cũng được”.

Tổ trưởng Tổ Công tác nêu lại Nghị quyết 02/NQ-CP năm 2019 của Chính phủ yêu cầu cần tiếp tục bãi bỏ, đơn giản hóa các quy định về ĐKKD; thực thi đầy đủ, triệt để những cải cách về ĐKKD đã thực hiện trong năm 2018; các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát, trình Chính phủ bãi bỏ, đơn giản hóa các ĐKKD không rõ ràng, không cụ thể, không khả thi, bảo đảm yêu cầu quản lý nhưng không vì lý do đấy mà đặt ra rào cản, kìm hãm phát triển…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Mai Tiến Dũng cho biết, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, từ đầu năm tới nay, Tổ Công tác đã tiến hành hai buổi làm việc với các bộ, cơ quan về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết, qua đó đẩy mạnh việc xây dựng, ban hành các văn bản này.

Nếu tại buổi kiểm tra tháng 3-2019 có tới 32 văn bản nợ đọng thì tới buổi kiểm tra tháng 5 đã giảm còn 21 văn bản và tới nay còn 14 văn bản. Tuy nhiên, trong số 14 văn bản này, có sáu văn bản nợ đọng quá lâu, thậm chí có văn bản đã chậm trễ tới tám tháng. Trong khi đó, luật đã có hiệu lực mà không có hướng dẫn kịp thời thì rất khó khăn cho tổ chức thực hiện.

Cùng với đó, trước thời điểm ngày 15-11 năm nay, cần ban hành 16 văn bản quy định chi tiết hướng dẫn các luật, pháp lệnh có hiệu lực từ tháng 1-1-2020. Sau đó, còn phải ban hành 12 nghị định chi tiết hướng dẫn các luật, pháp lệnh có hiệu lực từ 1-7-2020.


Theo Báo Nhân Dân

Các tin khác


Sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng

(HBĐT) - Sáng 20/8, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh. Dự hội nghị có các đồng chí: Ngô Văn Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy; Đinh Văn Dực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Quang Vinh, Phó tổng Giám đốc Ngân hàng CSXH Việt Nam; các sở, ngành, địa phương trong tỉnh. Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh chủ trì hội nghị.

Tạo bước chuyển trong hội nhập kinh tế

(HBĐT) - Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng về hội nhập quốc tế, những năm qua, Ban chỉ đạo Hội nhập kinh tế quốc tế tỉnh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật của T.Ư và địa phương về lĩnh vực này.

Mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp từ ngày 20/9/2019

(HBĐT) - Ngày 5/8/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 47/2019/TT-BTC quy định về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp cụ thể như sau:

15 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong tháng 7, tỉnh đã quyết định chủ trương đầu tư cho 2 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 91,6 tỷ đồng và 1 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn đăng ký 260.000 USD.

Huyện Kim Bôi tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 19/8, UBND huyện Kim Bôi tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (MTQGXDNTM) giai đoạn 2010-2020.

Nuôi cá lồng tạo sức hút để du lịch hồ Hòa Bình phát triển

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài 70 km, 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố giáp hồ. Hồ Hòa Bình được ví như vịnh Hạ Long trên núi với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Bên cạnh đó, hồ còn có môi trường trong sạch, nguồn thủy sinh phong phú thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng với nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Nhằm khai thác tiềm năng để phát triển du lịch lòng hồ, các địa phương thuộc khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình tập trung đầu tư phát triển nuôi cá lồng, với mong muốn các loài cá quý sẽ trở thành sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách, nhất là khách nước ngoài.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục