(HBĐT) - Hồ Hòa Bình là hồ nhân tạo lớn nhất Đông Nam Á, có chiều dài 70 km, 17 xã thuộc 5 huyện, thành phố giáp hồ. Hồ Hòa Bình được ví như vịnh Hạ Long trên núi với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Bên cạnh đó, hồ còn có môi trường trong sạch, nguồn thủy sinh phong phú thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng với nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Nhằm khai thác tiềm năng để phát triển du lịch lòng hồ, các địa phương thuộc khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình tập trung đầu tư phát triển nuôi cá lồng, với mong muốn các loài cá quý sẽ trở thành sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách, nhất là khách nước ngoài.


Nghề nuôi cá lồng phát triển tại xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa (Tân Lạc) góp phần thu hút khách du lịch. 

Anh Đinh Văn Sánh, chủ homestay Sánh Thuấn, xóm Ké, xã Hiền Lương (Đà Bắc) chia sẻ: Giờ đây, người dân xóm Ké đều biết làm du lịch cộng đồng. Để thu hút khách đến với địa phương, nhiều hộ lựa chọn nuôi cá lồng làm đặc sản phục vụ khách du lịch. Mỗi khi du khách thưởng thức ẩm thực là họ lại yêu cầu thưởng thức cá lòng hồ. Cá lòng hồ thơm ngon, mang hương vị riêng rất cuốn hút khách du lịch. Ngoài ra, du khách còn hứng thú đi thăm quan các lồng cá để trải nghiệm công việc hàng ngày của người nông dân vùng sông nước. 

Với điều kiện tự nhiên của khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình thuận lợi cho việc phát triển nuôi cá lồng. Trong những năm qua, thành phố Hòa Bình và 4 huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu luôn quan tâm đầu tư, triển khai các dự án nuôi cá lồng. Một số xã nằm trong khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng như: Thung Nai (Cao Phong), Ngòi Hoa (Tân Lạc), Hiền Lương, Tiền Phong, Vầy Nưa (Đà Bắc), Phúc Sạn, Ba Khan (Mai Châu)… Các địa phương tập trung nuôi những loài cá có giá trị kinh tế cao như: lăng đen, lăng vàng, trắm, trắm đen… Sự phát triển của mô hình nuôi cá lồng không chỉ tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương mà còn tạo sức hút để du lịch phát triển. Cá lồng trở thành sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn, khám phá của du khách  làm phong phú thêm loại hình du lịch cộng đồng. Trong hành trình chinh phục lòng hồ, du khách có cơ hội thăm quan lồng cá và cùng người dân chăm sóc cá. Khách du lịch cùng nông dân cắt cỏ cho cá ăn, tự tay vớt những con cá tươi ngon từ lồng lên chế biến những món ăn đặc sản, đó là trải nghiệm thú vị để lại nhiều ấn tượng cho du khách.

Đồng chí Bùi Thị Luyến, Phó Chủ tịch UBND xã Thung Nai (Cao Phong) cho biết: Hiện nay, phát triển du lịch tại xã Thung Nai được quan tâm đầu tư. Vào mùa lễ hội, cảng Thung Nai đón hàng trăm nghìn lượt khách tới chiêm bái đền Bờ và thăm quan, khám phá vẻ đẹp hồ Hòa Bình, đảo Dừa… Phát huy những lợi thế đó, cấp ủy, chính quyền xã đã tận dụng lợi thế tiếp giáp với lòng hồ để nuôi cá lồng với mục tiêu xây dựng thương hiệu cá sạch Thung Nai thành sản phẩm du lịch. Hiện tại, 3 xóm: Mới, Nai, Tiện phát triển nghề nuôi cá lồng. Toàn xã có 71 hộ nuôi cá lồng với 203 lồng cá. Những con cá tươi ngon được khách du lịch chọn làm quà sau khi kết thúc chuyến du lịch khám phá hồ Hòa Bình. 

Mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ trở thành điểm thăm quan, dừng chân cho khách du lịch. Cá sạch đảm bảo chất lượng là đặc sản làm quà cho du khách. Với những tiềm năng sẵn có, các nhà đầu tư tập trung nguồn lực xây dựng và phát triển nghề nuôi cá lồng trên hồ. Qua đó, mời gọi du khách đến với khu du lịch quốc gia hồ Hòa Bình, góp phần tạo tiền đề phát triển bền vững cho ngành du lịch.


               Thu Thủy


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục