(HBĐT) - Là xã vùng cao 135 của huyện Kỳ Sơn, thu nhập bình quân đầu người của xã Độc Lập đạt 19,6 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 36,5%. Xác định những khó khăn, thách thức trong phát triển KT – XH, Hội CCB xã đã phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trên mặt trận kinh tế. Tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế. Qua đó, từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng đời sống cán hội viên, đồng thời, góp phần thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.



CCB Nguyễn Văn Nở (bên phải), xóm Sòng, xã Độc Lập (Kỳ Sơn) hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm phát triển nghề nuôi ong lấy mật. 

Hội CCB xã Độc Lập có 175 hội viên, sinh hoạt tại 5 chi hội. Đến nay, toàn Hội có 45 hộ nghèo và cận nghèo, chiếm 25,7%. Trong những năm qua, Hội CCB tăng cường công tác tuyên truyền, vận động hội viên tận dụng điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển hiệu quả các mô hình thế mạnh của địa phương. Tiêu biểu như mô hình trồng rừng, bí xanh, mướp đắng, cây có múi… Theo đó, trên địa bàn hiện có 1 – 2 hội viên đã phát triển quy mô theo hướng gia trại chăn nuôi kết hợp với trồng trọt. Mở rộng trên 10 ha cây ăn quả có múi; 4 hộ phát triển hiệu quả mô hình nuôi ong lấy mật…

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Nở, hội viên CCB xóm Sòng đã có hơn 20 năm kinh nghiệm phát triển nghề nuôi ong lấy mật. Trung bình mỗi năm, gia đình ông Nở bán ra thị trường 400 lít mật với giá bình quân đạt 180.000 đồng/lít, lợi nhuận đạt khoảng 80 triệu đồng. Thương lái thu mua sản phẩm chủ yếu là người dân trên địa bàn và khách quen tại Hà Nội. Không dừng lại ở đó, ông Nở tận dụng diện tích đất vườn tạp của gia đình để trồng thêm 2.000 m2 bí xanh. Trung bình mỗi năm có thể sản xuất 2 vụ, thu nhập ước đạt 40 triệu đồng/vụ.

Ông Nở phấn khởi chia sẻ: "Rời quân ngũ năm 1983, tôi trở về địa phương công tác với hai bàn tay trắng, đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Phát huy tinh thần "Bộ đội cụ Hồ” trong thời bình, bản thân tôi luôn tâm niệm phải nỗ lực, cố gắng để cuộc sống gia đình tốt hơn. Trước thực tế đó, tận dụng điều kiện khí hậu tự nhiên, nguồn thực vật phong phú, đa dạng, tôi học hỏi nghề nuôi ong với hy vọng nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống gia đình. Chính vì vậy, tôi tích cực học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật từ sách, báo; tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT. Nhờ vậy, đàn ong của gia đình lớn nhanh, phát triển hiệu quả và đem lại thu nhập ổn định”.

Xác định khó khăn lớn nhất của hội viên CCB khi bắt tay vào phát triển kinh tế đó chính là nguồn vốn, Hội CCB xã đã phối hợp, nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện quản lý 2 tổ tiết kiệm và vay vốn. Tạo điều kiện cho 98 hộ vay với tổng dư nợ 4,6 tỷ đồng. Ngoài ra, các chi hội tự vận động, xây dựng nguồn quỹ dao động từ 400.000 – 500.000 đồng/hội viên. Qua đó, giúp đỡ, hỗ trợ hội viên nghèo, gia đình chính sách được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi. Hàng năm, Hội CCB xã chủ động phối hợp với Trung tâm Học tập cộng đồng tổ chức 2 – 3 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT. Tạo điều kiện cho hội viên áp dụng hiệu quả vào quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.   

Đồng chí Nguyễn Đức Thương, Chủ tịch Hội CCB xã Độc Lập cho biết: "Xác định được những tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, trong thời gian tới, Hội CCB xã tích cực tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên CCB tập trung phát triển các mô hình kinh tế như trồng rừng, nuôi ong lấy mật, chăn nuôi đại gia súc… Ngoài ra, Hội CCB xã mong muốn các ban, ngành, đoàn thể quan tâm hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT. Tạo điều kiện cho hội viên nghèo, hộ chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi. Qua đó, từng bước xây dựng, phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế mới. Góp phần nâng cao thu nhập, giảm tỷ lệ hộ nghèo, đồng thời thúc đẩy phát triển KT – XH địa phương.


                                                                                           Đức Anh

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục