(HBĐT) - Những năm qua, huyện Kim Bôi đã tập trung phát triển các cây trồng chính với quy mô lớn gắn với thị trường, trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương. Vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa, đưa những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Cùng với đó, khuyến khích người dân phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thành vùng tập trung gắn với liên kết theo chuỗi sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).


Nông dân xã Tú Sơn (Kim Bôi) phát triển cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Trong đó phải kể đến mô hình liên kết với doanh nghiệp trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, cho hiệu quả kinh tế cao của xã Đú Sáng. Từ năm 2013, xã Đú Sáng đẩy mạnh triển khai mô hình liên kết với doanh nghiệp trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, cho hiệu quả kinh tế cao. Sau 6 năm thực hiện mô hình đạt hiệu quả rõ rệt. Hiện nay, diện tích đất trồng lúa trên địa bàn xã đang chuyển dần sang sản xuất các loại cây ăn quả và hoa màu đem lại giá trị kinh tế cao gấp 5-6 lần trên một diện tích canh tác; mở rộng trồng các loại cây như: bí xanh, bí đỏ, mướp đắng, rau các loại... với tổng diện tích 205 ha, tập trung chủ yếu ở các xóm: Bãi Tam, Đồng Bãi, Gò Bùi, Vó Mái... Ngoài ra, diện tích cây ăn quả như cam, bưởi... dần mở rộng với 133,3 ha, trong đó năm 2019 trồng mới 19,4 ha. Đặc biệt, Bãi Tam là xóm đã chuyển đổi thành công 100% diện tích lúa sang các loại rau, màu. Tổng diện tích trồng màu của xóm hiện đạt gần 50 ha, riêng diện tích trồng cây lấy hạt chiếm 60%. Trung bình, 1 ha cho thu trên 700 kg hạt, bán với giá trung bình 600.000 đồng/kg, mỗi vụ người nông dân thu nhập từ 200 - 300 triệu đồng/ha. Nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả, thu nhập của người dân được cải thiện qua từng năm, tỷ lệ hộ nghèo của xóm giảm đáng kể.

Huyện đã xây dựng được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung tạo ra sản lượng lớn. Cây ăn quả có múi đã hình thành các vùng sản xuất tập trung tại Tú Sơn, Vĩnh Tiến, Bắc Sơn, Kim Lập, Mỵ Hòa. Tính đến hết năm 2019, diện tích cây có múi khoảng 1.360 ha, trong đó, diện tích kinh doanh khoảng 760 ha, sản lượng đạt trên 15.200 tấn. Diện tích cây nhãn tập trung tại các xã Sơn Thủy, Bắc Sơn, Xuân Thủy với tổng diện tích gần 350 ha, trong đó diện tích kinh doanh trên 180 ha, sản lượng trên 1.650 ha. Cùng với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện triển khai đồng bộ các giải pháp về kỹ thuật, hỗ trợ phát triển sản xuất, chứng nhận ATTP, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm. Đến nay, toàn huyện có gần 170 ha cây ăn quả có múi được chứng nhận đảm bảo ATTP và đạt tiêu chuẩn VietGAP; 34 ha nhãn được chứng nhận đảm bảo ATTP. Có 3 sản phẩm được công nhận nhãn hiệu tập thể là "nhãn Sơn Thủy", "cam Mường Động", "bưởi Mường Động"; 3,8 ha cây có múi được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ. Đã có nhiều vùng được chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau an toàn, hữu cơ, PGS tại thị trấn Bo và các xã: Nam Thượng, Sào Báy, Vĩnh Tiến, Nuông Dăm; có 5 sản phẩm OCOP được xếp hạng 3 sao... Các mô hình hợp tác, chuỗi liên kết sản xuất ngày càng nhiều giúp hộ nông dân yên tâm trong đầu tư sản xuất.

Năm 2019, trên địa bàn huyện có 14 chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông sản giữa hộ nông dân với các HTX, doanh nghiệp với diện tích trên 410 ha như chuỗi cây ăn quả có múi 140 ha tại các xã Tú Sơn, Đú Sáng, Bình Sơn, Vĩnh Tiến, Kim Lập; chuỗi ngô ngọt 65 ha tại các xã Mỵ Hòa, Tú Sơn, Đú Sáng; chuỗi cây lấy hạt 92,9 ha tại các xã Đú Sáng, Hợp Tiến, Xuân Thủy, Vĩnh Đồng; chuỗi sản xuất cây dược liệu 38,8 ha tại các xã Hùng Sơn, Hợp Tiến, Xuân Thủy; chuỗi dưa chuột Nhật tại xã Đú Sáng... Bên cạnh đó, việc ứng dụng KHCN trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào việc thay đổi cơ cấu, tập quán và tăng hiệu quả sản xuất. Giá trị sản xuất thu được trên 1 ha canh tác đạt trên 152 triệu đồng/năm.

Đồng chí Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Mặc dù việc chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp có nhiều tiến bộ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, tâm lý mạnh dạn đổi mới còn dè dặt. Việc thu hút đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn thấp, đặc biệt là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Để phát triển nông nghiệp hiệu quả, huyện thực hiện các giải pháp tích tụ ruộng đất, tạo thuận lợi cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Thời gian tới đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó tập trung đẩy mạnh sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao thu nhập trên 1 ha canh tác, nâng cao thu nhập cho người dân. Bảo đảm diện tích gieo trồng với cơ cấu các giống có năng suất, chất lượng cao, từng bước tạo nền tảng cho một nền nông nghiệp hiện đại - nông nghiệp công nghệ cao.

Đinh Thắng


Các tin khác


Làm rõ trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2020, tỉnh phấn đấu thực hiện chỉ tiêu thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đạt 5.000 tỷ đồng, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI. Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo thực hiện các giải pháp quản lý, khai thác tốt nguồn thu, chú trọng khoản thu từ đấu giá quyền sử dụng đất, làm rõ trách nhiệm người đứng đầu không hoàn chỉ tiêu thu NSNN, quyết liệt phấn đấu trong 6 tháng đầu năm thu NSNN đạt 50% dự toán năm 2020, khoảng 2.500 tỷ đồng.

Thủ tướng: Việt Nam làm hết sức mình để thực hiện các cam kết với EU

Chiều 13/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp Đại sứ, Trưởng phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, ông Pier Giorgio Aliberti.

Ưu tiên đầu tư vốn phát triển kinh tế địa phương

(HBĐT) - Năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn trong hoạt động, song Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Hòa Bình (NHNN tỉnh) đã bám sát chỉ đạo của Chính phủ, NHNN Việt Nam và UBND tỉnh, chủ động xây dựng giải pháp chỉ đạo các ngân hàng, tổ chức tín dụng (NH, TCTD) trên địa bàn thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm công tác NH, nhờ vậy đã đạt được các mục tiêu chính sách tiền tệ của ngành, góp phần vào sự ổn định, tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Tiêu thụ nông sản của tỉnh gặp khó do ảnh hưởng dịch nCoV

(HBĐT) - Từ Tết Nguyên đán trở ra, nông dân các địa phương trong tỉnh gặp trở ngại lớn trong vấn đề tiêu thụ nông sản thay vì thuận lợi như dịp thông thường. Thực trạng trên do ảnh hưởng diễn biến dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (nCoV) gây ra.

Hàng không thiệt hại hơn 10.000 tỉ đồng vì corona

Theo báo cáo sơ bộ của các hãng hàng không, thiệt hại ban đầu của việc dừng các đường bay đến Trung Quốc là hơn 10.000 tỉ đồng' - cục trưởng Cục Hàng không VN Đinh Việt Thắng cho biết.

Đổi mới nâng cao các hoạt động giám sát, khảo sát chuyên đề

(HBĐT) - Ngày 12/2, Ban Kinh tế - Ngân sách( HĐND tỉnh ),đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình công tác năm 2020. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Tứ, UV BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh. Đồng chí Hoàng Văn Đức, UV BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục