(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH giai đoạn 2016 – 2020, kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao. GRDP bình quân đầu người của tỉnh cao hơn bình quân chung của khu vực miền núi phía Bắc. Cơ cấu GRDP chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; kim ngạch xuất khẩu và thu NSNN tăng trưởng cao… Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đều hoàn thành và hoàn thành vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Kết quả đạt được nhờ sự tác động, hỗ trợ quan trọng từ việc tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng KT – XH, đây cũng là thực hiện 1 trong 3 đột phá chiến lược của tỉnh.


Dự án cầu Hòa Bình 2 đang được gấp rút thi công, khi hoàn thành sẽ góp phần hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông của TP Hòa Bình.

Xác định yếu tố cốt lõi để xây dựng, kiện toàn kết cấu hạ tầng KT - XH là nguồn vốn đầu tư. Do vậy, bên cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn vốn NSNN, tỉnh đã tập trung huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp, người dân, các tổ chức trong và ngoài nước. Theo đó, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã huy động được trong 5 năm đạt khoảng 80.200 tỷ đồng, trong đó, vốn đầu tư công 10.730 tỷ đồng đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng KCN, đô thị, cấp điện, cấp thoát nước, giáo dục, y tế, du lịch và phát triển SXKD.

Thực hiện chủ trương "giao thông đi trước mở đường”, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông. Điều này được thể hiện trong nguồn vốn thực hiện các dự án đầu tư thì vốn dành cho giao thông cao nhất, chiếm 39%. Trong giai đoạn 2016 - 2020, nhiều tuyến giao thông trọng điểm được đầu tư, nâng cấp, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT - XH, thu hút các dự án, nhà đầu tư vào tỉnh. Theo đó phải kể đến đường Hòa Lạc  TP Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình theo hình thức BOT; đường tỉnh 433 đoạn km0 – km23; đường tỉnh 435; đường liên huyện vùng cao Lạc Sơn – Tân Lạc; cầu Hòa Bình 3, cầu Hòa Bình 2, cầu Trắng (TP Hòa Bình). Tỉnh cũng đang gấp rút triển khai đầu tư các công trình đường nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng hay cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (Sơn La) theo hình thức đối tác công tư.

Bên cạnh đó, bộ mặt nông thôn miền núi, kéo theo đó là KT - XH vùng này có sự đổi thay tích cực bởi nhiều tuyến đường huyện và giao thông nông thôn được đầu tư, nâng cấp. Đến nay, toàn tỉnh có 10.446,8 km đường bộ, trong đó đường được nhựa hóa, bê tông hóa đạt chuẩn chiếm tỷ lệ cao và tăng khoảng 1.442 km so với năm 2015. Cụ thể, ngoài những tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường huyện thì hiện tại, toàn tỉnh có đường xã, liên xã tỷ lệ bê tông hóa, nhựa hóa đạt 78%; đường đô thị, nội thị đạt 91%; đường chuyên dùng đạt 76%; đường trục thôn, bản và đường liên thôn, bản đạt 61%...

Song song với đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, từng bước hiện đại, những năm qua, nhằm giúp bà con phát triển sản xuất nông nghiệp, các huyện, thành phố đã nâng cấp, sửa chữa, đưa vào hoạt động nhiều công trình thủy lợi đầu mối, kiên cố hóa kênh mương. Trong 5 năm đã có gần 400 công trình thủy lợi được đầu tư nâng cấp, hơn 250 km kênh mương được kiên cố. Một số công trình lớn như dự án hồ chứa nước Cánh Tạng (Lạc Sơn), dự án cấp bách đê ngăn lũ chống ngập úng Pheo - Chẹ hạ du sông Đà được đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng. Hiện, toàn tỉnh có 1.995 công trình thủy lợi, gần 3.740 km kênh mương tưới các loại, đảm bảo tưới chủ động cho hơn 53 nghìn ha cây hàng năm, tăng 4,1 nghìn ha so với năm 2015.

Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, nhất là ở vùng nông thôn, vùng khó khăn được đặc biệt coi trọng. Không chỉ kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng cấp nước sạch, công nghệ thông tin, phát triển hệ thống đô thị cũng như hạ tầng về y tế, giáo dục... tỉnh đã triển khai xây dựng nhiều dự án hạ tầng điện phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Cùng với đầu tư, lắp đặt thêm trạm, máy biến áp và trạm phân phối, toàn tỉnh đã xây mới, cải tạo trên 770 km đường dây 110 kV, dây trung thế và dây hạ áp; đầu tư xây mới 4 nhà máy thủy điện. Dự kiến đến cuối năm nay, toàn tỉnh có hệ thống lưới điện trên 8.250 km, 2.216 trạm/2.254 máy biến áp với tổng dung lượng trên 2.000 MVA. 11 nhà máy thủy điện phát điện thương phẩm với tổng công suất trên 1.950 MW. Từ kết quả đầu tư hạ tầng điện đã tạo đà phát triển KT - XH, nhất là lĩnh vực công nghiệp, thu hút các doanh nghiệp tin tưởng đầu tư vào tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu CNH-HĐH.

Nhìn lại 5 năm thực hiện khâu đột phá chiến lược phát triển kết cấu hạ tầng của tỉnh không thể không đánh giá kết cấu hạ tầng phục vụ thương mại - du lịch được quan tâm đầu tư phát triển. Những năm qua, toàn tỉnh đã có 19 chợ truyền thống, 1 trung tâm thương mại, 1 siêu thị được xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo 7 chợ truyền thống. Đến nay, trong tỉnh đã có 93 chợ, 5 siêu thị và 3 trung tâm thương mại. Sự phát triển hạ tầng thương mại không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, giao thương của nhân dân các vùng, miền mà đã thúc đẩy bà con, nhất là ở khu vực nông thôn sản xuất theo hướng hàng hóa, xóa bỏ tập quán tự sản tự tiêu. Đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tích cực; đồng thời đóng góp vào tăng trưởng của các ngành, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, thương mại - dịch vụ.
 

Bình Giang

Các tin khác


Khơi dậy lợi thế nuôi trồng thủy sản

(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng phát triển thuỷ sản tương đối lớn với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và nhiều sông, suối có thể nuôi cá lồng bè, hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên. Bên cạnh đó, nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và khu hệ cá phân bố trên các loại thuỷ vực tương đối phong phú. Đây là tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản, góp phần thúc đẩy kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân vùng có lợi thế.

Phản ứng nhanh trong bối cảnh dịch bệnh, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng

Diễn biến phức tạp và khó lường của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi-rút corona (Covid-19) đặt ra nhiều thách thức đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, gây ảnh hưởng toàn diện đến tất cả các lĩnh vực. Chính phủ khẳng định trong bối cảnh hiện nay chưa thay đổi mục tiêu tăng trưởng nhưng phải phản ứng nhanh về kinh tế để quyết tâm vượt qua khó khăn, biến thách thức thành cơ hội, hướng tới xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức chống chịu với các biến động bên ngoài.

Năm 2020: Lương cơ bản của cán bộ, công chức, NLĐ đều tăng

Những thay đổi của lương cơ bản năm 2020 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên cả nước đều tăng so với năm 2019.

Các sân bay giảm khoảng 20% khách do dịch Covid-19

Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) Lại Xuân Thanh cho biết, hiện tại các sân bay đã giảm khoảng 20% lượng khách so cùng kỳ năm 2019 từ ảnh hưởng của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (Covid-19).

Kiểm tra tình hình triển khai dự án Khu công nghiệp bờ trái sông Đà

(HBĐT) - Chiều 14/2, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc tại Khu công nghiệp (KCN) bờ trái sông Đà, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình), kiểm tra việc triển khai dự án Nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử Meiko của Công ty Meiko Electronics Co.,Ltd., Nhật Bản. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng và UBND TP Hòa Bình.

Nghề nuôi ong mật ở xã Miền Đồi

(HBĐT) - Tận dụng điều kiện tự nhiên vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, thời gian qua, nghề nuôi ong lấy mật tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) phát triển mạnh, số lượng đàn tăng dần qua từng năm, sản phẩm được thị trường đón nhận tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục