(HBĐT) - Vụ xuân 2020, huyện Lương Sơn có kế hoạch gieo trồng 4.180 ha; trong đó cây lúa 1.950 ha, cây màu các loại 1.730 ha, cây hàng năm khác 500 ha. Cơ cấu giống lúa vụ xuân gồm lúa lai chiếm 45%, lúa thuần chiếm 55%. Công tác chuẩn bị giống, vật tư phân bón được thực hiện tốt, giá cả ổn định, chủng loại đa dạng, chất lượng. Số lượng mạ đã gieo trên 70 tấn, chất lượng mạ tốt, không bị sâu bệnh và chết rét đảm bảo cấy 100% kế hoạch; lúa mới cấy sinh trưởng phát triển tốt.
Nông dân xã Nhuận Trạch (Lương Sơn) tranh thủ thời tiết thuận lợi gieo cấy lúa xuân trong khung thời vụ.
Thanh Cao là một trong những xã gieo cấy vụ xuân sớm so với khung thời vụ và có diện tích trồng lúa lớn nhất huyện. Tranh thủ thời tiết ấm từ trước Tết Nguyên đán bà con đã gieo cấy trên 172 ha lúa, cơ cấu giống chủ yếu là lúa thuần Thiên ưu 8, Nhị ưu, Bắc ưu và một số lúa lai khác. Để đảm bảo đạt mục tiêu năng suất, sản lượng, đầu vụ sản xuất, cán bộ khuyến nông xã đã hướng dẫn bà con nắm được cơ cấu mùa vụ và tiến hành gieo mạ, cách phòng, chống rét cho mạ, việc thâm canh những giống lúa mới, chất lượng cao; khơi thông kênh mương, đảm bảo cung cấp đủ nước tưới tiêu sản xuất; tích cực chăm sóc, đảm bảo lúa sau cấy phát triển tốt.
Những ngày đầu xuân, bà con nông dân trong huyện khẩn trương ra đồng, xuống giống lúa, ngô, lạc… đẩy nhanh tiến độ sản xuất khớp với khung thời vụ, chú trọng đưa các giống lúa lai cho năng suất, sản lượng, chất lượng cao vào gieo cấy. Hiện nay, người dân đã làm đất 1.973 ha, cấy trên 1.500 ha.
Tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, UBND huyện chỉ đạo các ngành chức năng trực tiếp bám sát địa bàn, thường xuyên đôn đốc các xã, thị trấn hoàn thành việc gieo cấy lúa xuân trong tháng 2 và trồng màu vào giữa tháng 3. Để bảo đảm cho một mùa vụ thắng lợi, huyện đã có kế hoạch tập trung đưa các giống có năng suất, chất lượng cao, khả năng chống chịu, kháng sâu, bệnh vào sản xuất; đồng thời, chỉ đạo các xã, thị trấn nạo vét kênh mương đảm bảo nước tưới cho các chân ruộng; duy trì hoạt động thường xuyên của các hợp tác xã, tổ hợp tác thủy nông để quản lý, khai thác và điều tiết nước các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất; chú trọng thực hiện cơ cấu giống đúng thời vụ, hướng dẫn quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại ở một số loại cây trồng cho bà con nông dân trước vụ sản xuất. Đối với những diện tích không chủ động nguồn nước tưới phải chuyển đổi sang trồng các loại cây màu để có hiệu quả kinh tế cũng như thu nhập cho nông dân. Qua thống kê của các xã, thị trấn, diện tích đất lúa, màu kém hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên 120 ha, trong đó chủ yếu chuyển sang trồng các loại cây giá trị kinh tế cao như rau các loại, dưa chuột, sắn dây, lặc lày, cây dược liệu...
Đồng chí Nguyễn Văn Danh, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Xác định việc thực hiện đúng khung lịch thời vụ ngay từ vụ xuân là tiền đề quan trọng cho các vụ sản xuất tiếp theo trong năm, ngay từ đầu vụ sản xuất, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, vận động bà con thu hoạch cây trồng vụ đông, làm đất, gieo mạ chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất vụ xuân. Cùng với đó, huyện tiếp tục chỉ đạo các địa phương có phương án, kế hoạch tích nước, dự trữ nước và điều tiết phù hợp để đảm bảo sản xuất vụ xuân; thường xuyên kiểm tra, tu sửa công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy. Đồng thời tìm những giải pháp thiết thực nhằm đối phó với thời tiết và sâu bệnh hại có thể xuất hiện trên các loại cây trồng vụ xuân.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Chiều 14/2, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm việc tại Khu công nghiệp (KCN) bờ trái sông Đà, phường Hữu Nghị (TP Hòa Bình), kiểm tra việc triển khai dự án Nhà máy sản xuất các loại vi mạch điện tử Meiko của Công ty Meiko Electronics Co.,Ltd., Nhật Bản. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành chức năng và UBND TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Tận dụng điều kiện tự nhiên vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, thời gian qua, nghề nuôi ong lấy mật tại xã Miền Đồi (Lạc Sơn) phát triển mạnh, số lượng đàn tăng dần qua từng năm, sản phẩm được thị trường đón nhận tích cực, đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ dân.
(HBĐT) - Thực hiện Đề án phát triển kinh tế trang trại của UBND huyện, đến nay, trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã có 92 trang trại đạt tiêu chí được cấp giấy chứng nhận. Trong đó có gần 50 trang trại tổng hợp, trên 22 trang trại chăn nuôi, 10 trang trại trồng trọt, còn lại là các trang trại lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản.
(HBĐT) - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, trong tháng 1/2020, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức 11 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng lúa, trồng rau an toàn; phòng bệnh trên rau màu; chăn nuôi bò sinh sản; quản lý, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho 850 hội viên ở 2 huyện Tân Lạc và Lạc Sơn.
(HBĐT) - Những năm qua, huyện Kim Bôi đã tập trung phát triển các cây trồng chính với quy mô lớn gắn với thị trường, trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương. Vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa, đưa những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Cùng với đó, khuyến khích người dân phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thành vùng tập trung gắn với liên kết theo chuỗi sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).
(HBĐT) - Ngày 13/2, tại thành phố Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức họp cho ý kiến kết quả nghiên cứu Báo cáo đầu kỳ và kiểm tra thực địa dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Chủ trì cuộc họp có các đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành 2 tỉnh; huyện Đà Bắc, huyện Mai Châu và thành phố Hòa Bình.