Những thay đổi của lương cơ bản năm 2020 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trên cả nước đều tăng so với năm 2019.

Pháp luật hiện hành chỉ ghi nhận lương cơ sở và lương tối thiểu vùng. Tuy nhiên, lương cơ bản lại là cách gọi quen thuộc của nhiều người.

Cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về lương cơ bản. Theo cách hiểu thông thường, lương cơ bản là tên gọi chung cho cả lương cơ sở (áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập) và lương tối thiểu vùng (áp dụng với người lao động (NLĐ) trong các doanh nghiệp).

Cụ thể hơn, lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động trả cho NLĐ tùy theo tính chất, yêu cầu cụ thể của từng công việc. Lương cơ bản không bao gồm các khoản trợ cấp, phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập bổ sung khác. Trong nhiều trường hợp, lương cơ bản không phải là lương thực nhận của NLĐ.

Năm 2020: Lương cơ bản của cán bộ, công chức, NLĐ đều tăng
Lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động trả cho người lao động tùy theo tính chất, yêu cầu cụ thể của từng công việc

Trước đây, các doanh nghiệp (DN) thường lấy lương cơ bản làm mức đóng BHXH hàng tháng cho NLĐ. Tuy nhiên hiện nay, tiền lương tháng đóng BHXH còn có cả phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Như đã đề cập, lương cơ bản là tên gọi chung cho mức lương của NLĐ trên cả nước. Do đó, để xác định chính xác mức lương cơ bản của từng đối tượng, có thể chia NLĐ thành 2 nhóm đối tượng:

Nhóm 1: Cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước. Lương cơ bản năm 2020 của nhóm đối tượng này được tính dựa trên mức lương cơ sở. Cụ thể: Lương cơ bản = Mức lương cơ sở x Hệ số lương. Trong đó: Mức lương cơ sở năm 2020: Từ 1-1-2020 - 30-6-2020: Mức 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP ). Từ 1-7-2020 - 31-12-2020: Mức 1.600.000 đồng/tháng (theo Nghị quyết số 86/2019/QH14 ). Hệ số lương: Phụ thuộc vào từng chức vụ, ngành nghề, lĩnh vực.

Nhóm 2: NLĐ trong DN. Khác với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan Nhà nước, lương cơ bản của NLĐ trong doanh nghiệp được tính dựa trên mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định hàng năm.

Theo đó, người sử dụng lao động trả lương cho NLĐ không được thấp hơn mức lương tối thiểu này. Năm 2020, mức lương tối thiểu được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP như sau: Mức 4.420.000 đồng/tháng áp dụng với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I. Mức 3.920.000 đồng/tháng áp dụng với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II. Mức 3.430.000 đồng/tháng áp dụng với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III. Mức 3.070.000 đồng/tháng áp dụng với DN hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Do vậy, lương cơ bản của NLĐ trong các doanh nghiệp sẽ là: Lương cơ bản vùng I: 4.420.000 đồng/tháng. Lương cơ bản vùng II: 3.920.000 đồng/tháng. Lương cơ bản vùng III: 3.430.000 đồng/tháng. Lương cơ bản vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng.

Theo Vietnamnet.vn

Các tin khác


Tín chấp ký hợp đồng cung ứng 36,725 tấn phân bón NPK Lâm Thao phục vụ sản xuất vụ chiêm xuân

(HBĐT) - Tiếp tục đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, trong tháng 1/2020, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp tổ chức 11 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng lúa, trồng rau an toàn; phòng bệnh trên rau màu; chăn nuôi bò sinh sản; quản lý, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật cho 850 hội viên ở 2 huyện Tân Lạc và Lạc Sơn.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng hóa - hướng đi mang lại hiệu quả kinh tế

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Kim Bôi đã tập trung phát triển các cây trồng chính với quy mô lớn gắn với thị trường, trên cơ sở phát huy lợi thế của từng địa phương. Vận động nhân dân dồn điền, đổi thửa, đưa những cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Cùng với đó, khuyến khích người dân phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thành vùng tập trung gắn với liên kết theo chuỗi sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Cho ý kiến vào Báo cáo đầu kỳ và kiểm tra thực địa dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 13/2, tại thành phố Hòa Bình, UBND tỉnh Hòa Bình phối hợp với UBND tỉnh Sơn La tổ chức họp cho ý kiến kết quả nghiên cứu Báo cáo đầu kỳ và kiểm tra thực địa dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Chủ trì cuộc họp có các đồng chí: Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La. Tham dự có lãnh đạo một số sở, ban, ngành 2 tỉnh; huyện Đà Bắc, huyện Mai Châu và thành phố Hòa Bình.

Giá xăng dầu vào kỳ giảm mạnh

Do ảnh hưởng của dịch viêm phổi cấp covid 19, giá xăng dầu ngày 15/2 có thể giảm mạnh.

Chủ động phòng trừ sâu bệnh cho lúa vụ chiêm xuân

(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh diện tích lúa trà xuân muộn đã cấy đạt trên 11.000/15.400 ha. Tại các địa phương có diện tích cấy lớn đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại trên mạ và lúa mới cấy. Để bảo vệ sản xuất, ngành Nông nghiệp cùng các địa phương đang triển khai nhiều giải pháp chủ động bảo vệ lúa vụ chiêm xuân.

151 cơ sở kinh doanh thuốc cam kết bán đúng giá đối với thiết bị y tế phòng dịch

(HBĐT) - Tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, rà soát tổ chức, cá nhân kinh doanh thiết bị y tế phòng dịch (khẩu trang, nước sát khuẩn, găng tay y tế), Cục QLTT đã phối hợp với các lực lượng chức năng Y tế, Công an, chính quyền địa phương tích cực tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cho người dân, tổ chức, cá nhân kinh doanh về phòng chống dịch viêm phổi cấp do vi rút Corona gây ra.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục