(HBĐT) - Sáng 19/2, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) về kết quả nhiệm vụ ngành NN&PTNT năm 2019, kết quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2013-2019, phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận tại buổi làm việc.
Năm 2019, tốc độ tăng trưởng ngành đạt 5,6%, vượt chỉ tiêu giao (4,5%); giá trị sản xuất đạt trên 11 nghìn tỷ đồng, tăng 6,16% so với cùng kỳ. Đã có 93,2% số dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 88 xã về đích NTM, bình quân mỗi xã đạt 15,01 tiêu chí, TP Hoà Bình và huyện Lương Sơn đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Chỉ tiêu NTM vượt chỉ tiêu giao đến hết năm 2020. Trong năm, do ảnh hưởng của dịch bệnh trên đàn gia súc và thời tiết, ngành nông nghiệp bị thiệt hại trên 40 tỷ đồng.
Các chỉ tiêu của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 cơ bản đạt so với kế hoạch đề ra. Có 8/14 chỉ tiêu vượt so với mục tiêu khu vực miền núi phía Bắc. Tăng trưởng ngành của tỉnh cao nhất trong 10 năm lại đây. Tỉnh dần trở thành điểm sáng trong phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng còn thấp so với mục tiêu đề án...
Năm 2020, ngành phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt trên 5%. Giá trị sản xuất cả năm đạt trên 11,75 nghìn tỷ đồng, độ che phủ rừng đạt 51%, tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95%, bình quân mỗi xã đạt 15,2 tiêu chí NTM...
Tại buổi làm việc, ngành NN&PTNT đã thống nhất 5 nhóm giải pháp chủ yếu để hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Đồng thời, đề xuất UBND tỉnh cho chủ trương và bố trí kinh phí đánh giá kết quả thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2013-2019, xây dựng đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 tại cấp huyện trước tháng 5, cấp tỉnh trước tháng 6, trình phê duyệt đề án trong tháng 7. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành theo chức năng, nhiệm vụ bố trí nguồn lực và phối hợp thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; cho chủ trương, chỉ đạo các huyện, thành phố rà soát điều chỉnh cục bộ quy hoạch 3 loại rừng gắn với lập quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2021-2030...
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những kết quả nổi bật của ngành NN&PTNT đã đạt được trong năm qua như: thực hiện tốt việc tổ chức các hội chợ trong và ngoài tỉnh để quảng bá sản phẩm nông nghiệp, giúp nông dân ký kết được các hợp đồng tiêu thụ nông sản lâu dài với các doanh nghiệp, hệ thống siêu thị; triển khai thực hiện tốt chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP)... Bên cạnh đó, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Ngành NN&PTNT cần thay đổi tư duy trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực nhằm phát triển ngành. Về các chỉ tiêu đại hội, ngành cần bám sát các chỉ tiêu, chủ động hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt. Tích cực thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực chế biến tại chỗ. Chú trọng phát triển nông nghiệp ngay từ khâu giống. Sản xuất phải gắn với tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm và nâng cao chất lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tiếp tục nghiên cứu, đưa các ứng dụng KHCN vào sản xuất. Quan tâm, hỗ trợ các dự án, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao. Phân bổ kinh phí hợp lý cho các địa phương để thực hiện các chương trình trọng điểm như xây dựng NTM, phát triển các sản phẩm OCOP. Chú trọng quy hoạch lĩnh vực ngành mang tính lâu dài nhằm đảm bảo phát triển sản xuất bền vững, hiệu quả.
Thu Hằng
(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH giai đoạn 2016 – 2020, kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao. GRDP bình quân đầu người của tỉnh cao hơn bình quân chung của khu vực miền núi phía Bắc. Cơ cấu GRDP chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; kim ngạch xuất khẩu và thu NSNN tăng trưởng cao… Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đều hoàn thành và hoàn thành vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Kết quả đạt được nhờ sự tác động, hỗ trợ quan trọng từ việc tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng KT – XH, đây cũng là thực hiện 1 trong 3 đột phá chiến lược của tỉnh.
Việt Nam đang xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mới cho giai đoạn từ năm 2021 tới 2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mới cho giai đoạn từ năm 2021 tới 2030. Chiến lược và kế hoạch này được kỳ vọng đặt ra những mục tiêu phát triển đầy tham vọng – phù hợp với vị thế một quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây.
(HBĐT) - Ngày 17/2, đoàn công tác của Tỉnh ủy do đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra sản xuất tại huyện Lạc Thủy. Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên các sở: KH&ĐT, TN&MT, NN&PTNT, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy.
(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện dồn điền, đổi thửa được gần 5.000 ha, chiếm 6% tổng diện tích đất trồng trọt.
(HBĐT) - Vụ xuân 2020, huyện Lương Sơn có kế hoạch gieo trồng 4.180 ha; trong đó cây lúa 1.950 ha, cây màu các loại 1.730 ha, cây hàng năm khác 500 ha. Cơ cấu giống lúa vụ xuân gồm lúa lai chiếm 45%, lúa thuần chiếm 55%. Công tác chuẩn bị giống, vật tư phân bón được thực hiện tốt, giá cả ổn định, chủng loại đa dạng, chất lượng. Số lượng mạ đã gieo trên 70 tấn, chất lượng mạ tốt, không bị sâu bệnh và chết rét đảm bảo cấy 100% kế hoạch; lúa mới cấy sinh trưởng phát triển tốt.
(HBĐT) - Tỉnh ta có tiềm năng phát triển thuỷ sản tương đối lớn với trên 14.560 ha mặt nước ao, hồ, công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và nhiều sông, suối có thể nuôi cá lồng bè, hoặc tổ chức quản lý bảo vệ để tái tạo phát triển nguồn lợi cho khai thác tự nhiên. Bên cạnh đó, nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và khu hệ cá phân bố trên các loại thuỷ vực tương đối phong phú. Đây là tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản, góp phần thúc đẩy kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân vùng có lợi thế.