Hai hiệp định EVFTA và EVIPA được Nghị viện châu Âu thông qua sẽ mang lại nhiều cơ hội và cả những thách thức mới. Điều này cũng đặt ra cho Việt Nam những nhiệm vụ và nỗ lực mới để tận dụng hiệu quả nhất các cơ hội.


Chiều 30-6-2019, tại Hà Nội, Hiệp định EVFTA và IPA đã được ký kết với sự chứng kiến của Thủ tướn Nguyễn Xuân Phúc.

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam -EU (EVIPA) được ký ngày 30-6-2019 và đã được nghị viện châu Âu (EP) thông qua ngày 12-2-2020 với số phiếu áp đảo (EVFTA với 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu chống, 40 phiếu trắng, và EVIPA với 407 phiếu ủng hộ, 188 phiếu chống, 53 phiếu trắng). EVFTA sẽ có hiệu lực khi được Quốc hội Việt Nam và EP phê chuẩn, trong khi hiệp định EVIPA cần được Quốc hội Việt Nam, EP và Nghị viện các nước thành viên EU phê chuẩn. Quyết định của EP đã "bật đèn xanh” cho việc thực thi hiệp định EVFTA và tạo tiền đề để các Nghị viện quốc gia thành viên EU xem xét, phê chuẩn EVIPA thời gian tới.

Là cột mốc mới quan trọng trong 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1990 – 2020), việc thông qua EVFTA và EVIPA với tỷ lệ ủng hộ cao tại Nghị viện châu Âu, nơi tâp hợp 700 nghị sĩ từ 27 nước, đại diện cho nhiều đảng phái, khuynh hướng chính trị và lợi ích kinh tế đa dạng khác nhau, cho thấy các nghị sĩ và các quốc gia thành viên EU thực sự coi trọng, đánh giá cao vai trò, vị thế của Việt Nam và quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - EU.

EVFTA và EVIPA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay, chứa đựng nhiều cơ hội và kỳ vọng mở ra một triển vọng mới cho quan hệ hợp tác hai bên Việt Nam và EU phát triển ngày càng sâu rộng, toàn diện, bình đẳng, cùng có lợi và hiệu quả hơn; đồng thời, đóng góp vào thúc đẩy xu thế chung về liên kết kinh tế quốc tế và phát triển bền vững; khẳng định vị thế Việt Nam và chính sách của EU tiếp tục tăng cường gắn kết với châu Á-Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng.

EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba và là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng hơn 12 lần, từ mức 4,1 tỷ USD năm 2000 lên hơn 50,4 tỷ USD năm 2017; trong đó xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng13,6 lần (từ 2,8 tỷ USD lên hơn 38,3 tỷ USD) và nhập khẩu vào Việt Nam từ EU tăng hơn 9 lần (1,3 tỷ USD lên 12,1 tỷ USD). Các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang EU là giày dép, dệt may, cà phê, đồ gỗ, hải sản.

EU cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam. Tính đến năm 2017, đã có 24 trong số 28 nước EU đầu tư vào Việt Nam với khoảng 2000 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn 21,5 tỷ USD. Các nhà đầu tư EU đã có mặt tại hầu hết các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam, tập trung nhiều nhất vào công nghiệp, xây dựng và một số ngành dịch vụ.

EVFTA và EVIPA sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp EU tiếp cận thị trường gần 100 triệu dân của Việt Nam, qua đó tiếp cận sâu hơn thị trường ASEAN và khu vực; GDP của EU dự kiến sẽ tăng thêm 30 tỷ USD và xuất khẩu của EU vào Việt Nam sẽ tăng khoảng 15,28% vào năm 2020, tăng 33,06% vào năm 2025, tăng 36,7% vào năm 2030, tăng 29% vào năm 2035…

EVFTA và EVIPA mở ra cơ hội lớn cho DN Việt Nam thâm nhập thị trường EU đầy tiềm năng với 508 triệu dân và quy mô khoảng 18 nghìn tỷ USD, hiện là thị trường xuất khẩu và xuất siêu lớn thứ hai của Việt Nam. Ngay khi EVFTA có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với gần 86% số dòng thuế từ Việt Nam và nâng lên 99% dòng thuế sau 7 năm; trong khi Việt Nam xóa bỏ ngay 48,5% số dòng thuế cho hàng hóa EU trong năm đầu tiên và nâng lên 91,8% số dòng thuế sau 7 năm.

Với cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung, tương hỗ lẫn nhau nên ít có cạnh tranh trực tiếp và các cam kết mở cửa thị trường trong EVFTA là có chừng mực, với lộ trình đủ dài, vừa với sức vươn lên của các DN Việt Nam. Việc thực hiện EVFTA và EVIPA dự kiến tạo áp lực cạnh tranh gay gắt chỉ ở một số lĩnh vực như logistics, hóa chất, phương tiện vận tải, sắt thép, dược phẩm, chăn nuôi và nông sản chế biến...trong khi tạo nhiều cơ hội và động lực mới cho Việt Nam. Theo đó, cùng với những lợi ích gián tiếp khác, việc thực hiện EVFTA và EVIPA dự kiến sẽ giúp Việt Nam tăng 20% xuất khẩu sang EU vào năm 2020, tăng gần 43% vào năm 2025 (trong đó, xuất khẩu gạo tăng 65%, dệt tăng 67%, may mặc tăng 81% và da giày tăng tới 99%; còn đường tăng 8% và lâm sản, thịt gia súc, gia cầm và đồ uống, thuốc lá cũng tăng từ 3-4%...) và tăng gần 45% vào năm 2030; Đồng thời, tăng 4-6% GDP vào năm 2025 và tiếp theo. Việc 85,6% số dòng thuế sẽ được EU ngay lập tức dỡ bỏ sau khi EVFTA có hiệu lực giúp tăng năng lực cạnh tranh cho 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này. Việt Nam xóa bỏ 48,5%, tương đương với 64,5% kim ngạch nhập khẩu vào Việt Nam, cũng sẽ giúp giảm chi phí đầu vào cho các ngành sản xuất, giảm giá hàng hóa, dịch vụ…

Theo dự báo của EuroCham, EU sẽ đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, là lĩnh vực tiềm năng được nhiều doanh nghiệp EU chờ đón, trong đó, ngoài việc tập trung nguồn vốn còn đẩy mạnh chuyển giao giải pháp công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất chế biến nông sản, thực phẩm. Với quy mô và tiềm năng về vốn, công nghệ của EU, Việt Nam đang đứng trước cơ hội trở thành địa bàn trung chuyển, cửa ngõ kết nối cho hoạt động thương mại và đầu tư của EU trong khu vực châu Á. Lĩnh vực đầu tư mà EVFTA hướng tới không chỉ nhằm vào sản xuất, xuất nhập khẩu, mà còn cả những lĩnh vực dịch vụ đang "sôi sục" trong trào lưu cách mạng công nghệ 4.0, như viễn thông và công nghệ thông tin, kiến trúc và tư vấn kỹ thuật, dịch vụ môi trường. Khi phát triển các dịch vụ này đạt trình độ quốc tế, Việt Nam chẳng những bớt phần nhập khẩu, mà còn có thể xuất khẩu nhiều dịch vụ chất lượng cao, không chỉ tăng đột phá kim ngạch xuất khẩu về giá trị mà còn cả về hiệu quả, cán cân thương mại tích cực.

Cam kết đầu tư trong EVFTA sẽ mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tham gia đầu tư vào thị trường các bên. Theo đó, hai bên sẽ đối xử bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau, như: (1) Đối xử với các nhà đầu tư của nước thành viên bình đẳng như nhà đầu tư trong nước hoặc ngoài khối về lĩnh vực đầu tư và tiếp cận thị trường;

(2) Không áp dụng các chính sách hạn chế như yêu cầu hàm lượng nội địa, sản xuất nội địa, bắt buộc chuyển giao công nghệ, hạn chế nhập khẩu và định mức xuất khẩu;

(3) Bảo đảm hoàn trả và bồi thường cho nhà đầu tư nếu xảy ra thiệt hại trong trường hợp xung đột vũ trang, bất ổn xã hội, trường hợp khẩn cấp hoặc thiệt hại do chính sách nhà nước (trưng dụng gián tiếp);

(4) Không trưng dụng, quốc hữu hóa các khoản đầu tư, trừ trường hợp dùng vào mục đích công, có bồi thường đúng pháp luật;

(5) Công nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho các hình thức chuyển nhượng tài sản như góp vốn, trả lãi, giao dịch mua bán và bồi thường;

(6) Nếu Hiệp định EVFTA bị hủy bỏ, nước thành viên phải tiếp tục áp dụng các điều khoản về đầu tư thêm 15 năm;

(7) Các bên còn thống nhất cơ chế giải quyết tranh chấp chặt chẽ nhưng thân thiện để các khúc mắc, nếu có, sẽ được xem xét, khách quan, thấu đáo và phán quyết cuối cùng được tuân thủ.

Thực tế đã khẳng định FDI của EU là một trong những nguồn lực mới tạo sức đẩy "cỗ đại xa đổi mới" tăng tốc trên xa lộ hội nhập, bằng: (1) Mở ra kênh huy động vốn đầu tư quốc tế; (2) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế; (3) Thúc đẩy chuyển giao công nghệ; (4) Bổ sung hàng cho thị trường nội địa; (5) Mở mang xuất nhập khẩu và hội nhập quốc tế; và (6) Tạo ra quá trình chuyển đổi từ một quốc gia với lực lượng lao động tay nghề thấp sang tay nghề cao. EVFTA chính là công cụ tạo xung lực để Việt Nam bước tiếp trong tiến trình nói trên.

Trên thực tế, Dệt may, một trong những ngành công nghiệp lớn nhất Việt Nam với hơn hai triệu nhân công sẽ hưởng lợi lớn nhờ sau khi ký kết FTA, mức thuế quan hiện nay 12% EU áp dung đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm xuống còn 0%. Cụ thể, điều này sẽ có lợi đối với 5 sản phẩm dẫn đầu xuất khẩu của Việt Nam (bộ vest nữ - 285 triệu, bộ vest nam - 233 triệu USD, áo khoác nam - 211 triệu, áo khoác nữ - 207 triệu và áo len - 166 triệu). Dựa trên số liệu năm 2009, việc cắt giảm thuế quan của EU sẽ giúp tăng xuất khẩu của 5 sản phẩm xuất khẩu dẫn đầu nói trên, trung bình hơn 20%.

Việt Nam là một trong 10 nhà xuất khẩu da giầy dép hàng đầu thế giới, với hơn 500 doanh nghiệp, một triệu nhân công và chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu hàng năm. xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào giầy da chất lượng cao (48%, 2,3 tỷ USD năm 2008) và giầy thể thao cho các thương hiệu giầy của Mỹ và EU; gần đây một số nhà sản xuất Việt Nam đã bắt đầu tập trung vào nhu cầu nội địa với mức thuế quân bình quân gia quyền EU áp dụng đối với giầy dép nhập khẩu từ Việt Nam là 12,4%: Thuế nhập khẩu giầy da gồm cả thuế chống bán phá giá là 17%. Việc ký kết FTA trở nên đặt biệt quan trọng đối với xuất khẩu giầy dép Việt Nam: trong mô phỏng SMART (Ngân hàng thế giới), xuất khẩu các loại giầy dép khác nhau sẽ tăng từ 7 đến 21%; cần cộng thêm 14-16% do hết hạn áp dụng thuế chống bán phá giá.

Hiệp định EVFTA còn đề cập tới những khía cạnh khác như: Cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư; giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và Nhà nước; Cạnh tranh, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý, thể chế; tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi và bình đẳng cho hoạt động của các DN hai bên...nhằm tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai bên.

EVFTA còn có những vấn đề Việt Nam chưa từng cam kết như: Đầu tư (cả trong sản xuất và dịch vụ), chính sách đối với DN Nhà nước (DNNN), mua sắm công, lao động, môi trường…

EVFTA khi được thực thi, nhất là việc dỡ bỏ thuế quan, xúc tiến đầu tư, thúc đẩy công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn, cải thiện quy tắc xuất xứ và chứng nhận xuất xứ; cải thiện môi trường tạo thuận lợi thương mại - hỗ trợ kỹ thuật tăng cường nhận thức và áp dụng những tiêu chuẩn của thị trường EU…sẽ mang lại nhiều cơ hội để Việt Nam mở rộng xuất khẩu, thu hút đầu tư và tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu…

EVFTA và EVIPA còn giúp Việt Nam đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường và đối tác, tạo chỗ đứng vững chắc hơn tại thị trường EU nói riêng và toàn bộ châu Âu nói chung, cùng với Hiệp định tự do đã ký với Liên minh thuế quan nga, Belarus và Kazakhstan …. Đồng thời, góp phần thúc đẩy tiếp nhận hàng hóa chất lượng cao và thiết lập chuỗi sản xuất gắn với dòng vốn đầu tư công nghệ cao từ EU, cả trong công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, dịch vụ và kinh tế số.

Sự hợp tác hiệu quả giữa hai bên trong thực thi các cam kết của EVFTA và EVIPA còn góp phần thúc đẩy Việt Nam tiếp tục cải cách hoàn thiện thể chế, nâng cao tiêu chuẩn lao động và đời sống của nhân dân, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế theo chiều sâu và tăng trưởng bền vững…

TheoNhanDan

Các tin khác


Triển vọng phát triển thị trường tiêu thụ lợn bản địa Đà Bắc

(HBĐT) - Thời gian nuôi lâu nên chất lượng thịt được đánh giá cao, ngon hơn hẳn thịt lợn nuôi công nghiệp là lý do thịt lợn bản địa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Đây cũng là lợi thế để nông dân huyện vùng cao Đà Bắc tập trung chăn nuôi giống lợn đặc sản này.

Dồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH giai đoạn 2016 – 2020, kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao. GRDP bình quân đầu người của tỉnh cao hơn bình quân chung của khu vực miền núi phía Bắc. Cơ cấu GRDP chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; kim ngạch xuất khẩu và thu NSNN tăng trưởng cao… Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đều hoàn thành và hoàn thành vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Kết quả đạt được nhờ sự tác động, hỗ trợ quan trọng từ việc tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng KT – XH, đây cũng là thực hiện 1 trong 3 đột phá chiến lược của tỉnh.

"Việt Nam cần cách thức tiếp cận mới cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo"

Việt Nam đang xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mới cho giai đoạn từ năm 2021 tới 2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mới cho giai đoạn từ năm 2021 tới 2030. Chiến lược và kế hoạch này được kỳ vọng đặt ra những mục tiêu phát triển đầy tham vọng – phù hợp với vị thế một quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Đăng Ninh kiểm tra sản xuất tại huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Ngày 17/2, đoàn công tác của Tỉnh ủy do đồng chí Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra sản xuất tại huyện Lạc Thủy. Cùng đi có lãnh đạo và chuyên viên các sở: KH&ĐT, TN&MT, NN&PTNT, Ban Tuyên giáo, Ban Dân vận Tỉnh ủy và Văn phòng Tỉnh ủy.

Gần 5.000 ha đất trồng trọt đã thực hiện dồn điền, đổi thửa

(HBĐT) - Theo Sở NN&PTNT, đến nay, toàn tỉnh đã thực hiện dồn điền, đổi thửa được gần 5.000 ha, chiếm 6% tổng diện tích đất trồng trọt.

Huyện Lương Sơn tập trung sản xuất vụ xuân

(HBĐT) - Vụ xuân 2020, huyện Lương Sơn có kế hoạch gieo trồng 4.180 ha; trong đó cây lúa 1.950 ha, cây màu các loại 1.730 ha, cây hàng năm khác 500 ha. Cơ cấu giống lúa vụ xuân gồm lúa lai chiếm 45%, lúa thuần chiếm 55%. Công tác chuẩn bị giống, vật tư phân bón được thực hiện tốt, giá cả ổn định, chủng loại đa dạng, chất lượng. Số lượng mạ đã gieo trên 70 tấn, chất lượng mạ tốt, không bị sâu bệnh và chết rét đảm bảo cấy 100% kế hoạch; lúa mới cấy sinh trưởng phát triển tốt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục