Hai hiệp định EVFTA và EVIPA được Nghị viện châu Âu thông qua sẽ mang lại nhiều cơ hội và cả những thách thức mới. Điều này cũng đặt ra cho Việt Nam những nhiệm vụ và nỗ lực mới để tận dụng hiệu quả nhất các cơ hội.

 

 

Trong khi chờ đợi các thủ tục cần thiết về Quốc hội Việt Nam phê chuẩn hai hiệp định và Nghị viện các quốc gia thành viên EU phê chuẩn hiệp định EVIPA, các Bộ, ban, ngành, các địa phương và doanh nghiệp cần khẩn trương xây dựng kế hoạch và các kịch bản, nhiệm vụ, giải pháp triển khai hiệp định để có thể tận dụng tốt các cơ hội, đồng thời ứng phó với những thách thức có thể phát sinh khi thực thi các hiệp định.

Để khai thác những động lực tích cực từ hai hiệp định, cần chú ý tuân thủ và vượt qua các đòi hỏi rất cao liên quan đến bảo vệ sở hữu trí tuệ, minh bạch môi trường kinh doanh, xuất xứ và chứng nhận xuất xứ hàng hóa, các hàng rào kỹ thuật và tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, minh bạch thông tin, bảo vệ môi trường. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm dịch vụ hàng hóa, cũng như chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam là yêu cầu quan trọng hàng đầu trong thời gian tới. Các DN Việt cần nắm chắc nội dung và lộ trình cam kết trong 2 Hiệp định; chủ động rà soát và tái cơ cấu đầu tư, lao động; áp dụng công nghệ cao và cơ chế quản trị tiên tiến; cập nhật các hàng rào kỹ thuật từ các thành viên EU để đáp ứng tốt và tận dụng được các cơ hội phát triển mới. Đồng thời, cần vừa tập trung khai thác thị trường EU, vừa củng cố vị thế trên thị trường sân nhà; đẩy mạnh liên kết và tăng cường vai trò các hiệp hội ngành hàng…

Kinh nghiệm thực thi các cam kết WTO và các FTA trước đây của Việt Nam cho thấy, các lợi ích suy đoán từ một hiệp định sẽ không đương nhiên trở thành hiện thực; Các quyền và nghĩa vụ theo các cam kết không tự nhiên phát huy tác dụng nếu thiếu những nỗ lực lớn để thực thi các cam kết, hiện thực hóa các lợi ích và xử lý thách thức liên quan.

Trong một FTA thế hệ mới như EVFTA, bên cạnh các cam kết mang tính truyền thống về mở cửa/tiếp cận thị trường (mở cửa thị trường hàng hóa, dịch vụ), số các cam kết mang tính quy tắc (rules), có ý nghĩa ràng buộc cách hành xử chính sách của các bên, là rất lớn, trải rộng trên nhiều lĩnh vực liên quan tới thương mại, kinh doanh. Việc thực thi các cam kết có liên quan tới trình tự, thủ tục hành chính này đòi hỏi việc cùng lúc rà soát và điều chỉnh về cơ chế, trong một số trường hợp còn điều chỉnh cả bộ máy và phương thức thực hiện, trong các lĩnh vực khác nhau. Hơn thế nữa, phần lớn các cam kết dạng này đều phải thực hiện ngay khi FTA phát sinh hiệu lực hoặc trong một thời hạn rất ngắn sau đó. Điều này đặt ra thách thức lớn không chỉ về năng lực mà cả về nguồn lực thực thi đối với Việt Nam.

Hơn nữa, để thực thi hiệu quả các cam kết từ góc độ các nghĩa vụ bắt buộc, cần thiết phải thiết lập một cơ chế chung, thống nhất, ở cấp Chính phủ với các mục tiêu như rà soát hệ thống pháp luật, để điều chỉnh đồng bộ pháp luật, kiểm soát tiến độ, hiệu quả điều chỉnh pháp luật theo cam kết …Cách thức vận hành của thiết chế này cũng cần được thiết kế phù hợp để bảo đảm khả năng chỉ đạo thống nhất việc thực thi trên thực tế. Trên thực tế, với nguồn lực hạn hẹp của Nhà nước cũng như nhận thức còn hạn chế của cộng đồng doanh nghiệp, trong thương mại quốc tế, Việt Nam chưa tận dụng được đầy đủ các quyền của mình từ các cam kết này, khiến những lợi ích kỳ vọng khi đàm phán không được hiện thực hóa, trong khi những tác động bất lợi từ các cam kết lại chưa được hạn chế tối đa. Việc hiện thực hóa các quyền trong cam kết FTA trên thực tế không chỉ đòi hỏi những thay đổi về nhận thức hay năng lực, mà còn đặt ra những thách thức đáng kể về mặt thiết chế/cơ chế, trong đó có về cơ chế minh bạch hóa thông tin để có thể sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại; về thiết chế liên quan tới các hàng rào kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ (SPS); về tư vấn, hướng dẫn, giải quyết vướng mắc trong quá trình thực thi các cam kết, áp dụng cam kết, gắn trực tiếp với quyền và lợi ích của các tổ chức, cá nhân liên quan. Hiện ở Việt Nam chưa có bất kỳ một đầu mối hay thiết chế nào chính thức thực hiện việc tư vấn, hướng dẫn, giải quyết vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân (phần lớn là doanh nghiệp) trong những trường hợp như vậy.

Bởi vậy, để nâng cao hiệu quả thực thi EVFTA và EVIPA cần chú ý rà soát các yêu cầu, thiết lập danh mục các vấn đề về mặt thiết chế cần được xử lý; thiết lập và vận hành các thiết chế cần thiết cho việc bảo đảm thực thi các nghĩa vụ và tận dụng hiệu quả các quyền theo cam kết; hỗ trợ nâng cao năng lực, đóng góp kỹ thuật, thiết kế cơ chế và nguồn lực xây dựng, vận hành bộ máy cho các thiết chế tương ứng phù hợp với tính chất, chức năng và bảo đảm tính khả thi trong triển khai…

Với tính chất là một FTA thế hệ mới, với sự mở cửa toàn diện, sâu rộng và có tác động mạnh nhất tới nền kinh tế Việt Nam và có vai trò quan trọng trong phát triển quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU, EVFTA và EVIPA đặt ra những thách thức lớn cho Việt Nam không chỉ trong đàm phán, mà cả trong quá trình thực thi, đặc biệt là từ góc độ thiết chế. Việc chuẩn bị các yếu tố cần thiết, cũng như xây dựng các tiêu chí, dự liệu các giải pháp để vượt qua các thách thức này là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể đạt được những động lực và lợi ích kỳ vọng từ các hiệp định mới quan trọng này…

Kỳ 1: Những cơ hội và thách thức mới

TheoNhanDan

Các tin khác


Huyện Tân Lạc mở rộng diện tích cây trồng đặc trưng các xã vùng cao

(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy về phát triển một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, huyện Tân Lạc chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả. Đặc biệt, tại các xã vùng cao khí hậu quanh năm mát mẻ, huyện đã định hướng phát triển những sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng của vùng như rau su su và các loại rau ôn đới, diện tích khoảng 120 ha.

Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh làm việc với tỉnh Sơn La về một số nội dung triển khai dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu

(HBĐT) - Ngày 18/2, tại tỉnh Sơn La, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã làm việc với tỉnh Sơn La nhằm thông qua báo cáo đầu kỳ, thống nhất một số nội dung tổ chức triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu theo hình thức đối tác công tư. Tiếp và làm việc với đoàn công tác của tỉnh ta có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La. 

Huyện Lạc Sơn:Thu nhập từ rừng ước đạt hơn 60 tỷ đồng

(HBĐT) - Bên cạnh quản lý bảo vệ rừng, công tác phát triển rừng đã được huyện Lạc Sơn quan tâm, chỉ đạo ngay từ đầu mùa vụ; thực hiện tuyên truyền, vận động người dân tham gia trồng rừng, đồng thời giám sát, kiểm tra và đôn đốc các hộ dân trồng rừng đảm bảo trồng đúng, đủ diện tích rừng trồng.

Triển vọng phát triển thị trường tiêu thụ lợn bản địa Đà Bắc

(HBĐT) - Thời gian nuôi lâu nên chất lượng thịt được đánh giá cao, ngon hơn hẳn thịt lợn nuôi công nghiệp là lý do thịt lợn bản địa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Đây cũng là lợi thế để nông dân huyện vùng cao Đà Bắc tập trung chăn nuôi giống lợn đặc sản này.

Dồn lực thực hiện mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ

(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH giai đoạn 2016 – 2020, kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao. GRDP bình quân đầu người của tỉnh cao hơn bình quân chung của khu vực miền núi phía Bắc. Cơ cấu GRDP chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; kim ngạch xuất khẩu và thu NSNN tăng trưởng cao… Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đều hoàn thành và hoàn thành vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Kết quả đạt được nhờ sự tác động, hỗ trợ quan trọng từ việc tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng KT – XH, đây cũng là thực hiện 1 trong 3 đột phá chiến lược của tỉnh.

"Việt Nam cần cách thức tiếp cận mới cho giai đoạn tăng trưởng tiếp theo"

Việt Nam đang xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội mới cho giai đoạn từ năm 2021 tới 2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mới cho giai đoạn từ năm 2021 tới 2030. Chiến lược và kế hoạch này được kỳ vọng đặt ra những mục tiêu phát triển đầy tham vọng – phù hợp với vị thế một quốc gia đã đạt được nhiều thành tựu trong những năm gần đây.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục