Khách hàng giao dịch tại xã Thanh Hối (Tân Lạc).
Toàn huyện có 321 tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) với 12.127 thành viên; dư nợ do các tổ TK&VV quản lý 361.268 triệu đồng, bình quân mỗi xã có 13 tổ TK&VV, bình quân mỗi tổ có 40 thành viên và quản lý 1.125 triệu đồng. Qua xếp loại, toàn huyện có 315 tổ tốt, 6 tổ khá, không có tổ trung bình và yếu kém. 100% tổ TK&VV không có nợ quá hạn.
Qua đánh giá, năm 2019, nguồn vốn tín dụng chính sách giúp cho 3.306 hộ có vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh và tạo việc làm; xây dựng, cải tạo 1.230 công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn, xây dựng được 80 căn nhà ở cho hộ nghèo; 3 nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp; 46 lượt học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập.
* Huyện Mai Châu: Nguồn vốn tín dụng giải quyết việc làm cho 110 lao động
Theo báo cáo của Ngân hàng CSXH huyện Mai Châu, đến nay, toàn huyện thực hiện 15 chương trình tín dụng chính sách, tổng dư nợ trên 276 tỷ đồng, với 7.817 khách hàng còn dư nợ.
Qua đánh giá, năm 2019, nguồn vốn tín dụng ưu đãi đã giải quyết việc làm cho 110 lao động nhàn rỗi, xây dựng được 403 công trình nước sạch và công trình vệ sinh ở nông thôn, giúp 26 hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn được vay vốn với lãi suất thấp để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng CSXH huyện giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo, hộ có thu nhập thấp được vay vốn phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, hạn chế tình trạng tín dụng đen, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 còn 15,51% (giảm 3,09% so với cuối năm 2018) và thực hiện thắng lợi mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện.
Đ.T