(HBĐT) - Sáng 21/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc về "Thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hoá nông nghiệp". Dự hội nghị tại điểm cầu của tỉnh có các đồng chí: Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo một số sở, ngành liên quan.
Toàn cảnh hội nghị tại điểm cầu tỉnh ta.
Trong 10 năm trở lại đây, cơ giới hoá nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất thiết kế chế biến khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm. Từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp tiến lên nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, phục vụ xuất khẩu. Hiện, công nghệ chế biến nông sản Việt Nam đã đạt mức độ trung bình của thế giới. Hệ thống công nghiệp chế biến bảo quản nông sản có trên 7.500 cơ sở quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu. Một số ngành hàng có công nghệ và thiết bị chế biến tương đối hiện đại mang tầm khu vực và thế giới như: chế biến hạt điều, cà phê, lúa gạo, tôm, cá tra... Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến nông sản đạt khoảng 5-7%/năm; kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng mạnh, bình quân tăng khoảng từ 8-10%/năm. Năm 2019, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 41,3 tỷ USD, xuất khẩu tới hơn 186 nước và vùng lãnh thổ...
Tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ ra những thách thức mà ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam phải đối mặt như thị trường, quy mô sản xuất, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, năng lực cạnh tranh, nguồn lực, dịch vụ logistics...
Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 đưa công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Việt Nam đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới, là trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu, có đủ năng lực chế biến, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Ngành NN&PTNT đã đặt ra định hướng phát triển tổng quát: Tổ chức liên kết sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản để nâng cao khả năng cung cấp nguyên liệu cho chế biến. Đầu tư mới và mở rộng cơ sở chế biến đối với những ngành hàng chưa có, còn thiếu công suất chế biến. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho chế biến nông sản...
Phát biểu kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận sự phát triển của ngành nông nghiệp trong những năm qua. Đồng thời, nhấn mạnh: Các ngành, địa phương, doanh nghiệp cần lắng nghe, tiếp thu ý kiến, vận dụng phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện cho Hội Nông dân, HTX, các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân trong phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hoá nông nghiệp. Việc mở rộng thị trường là rất quan trọng, vì vậy cần tiếp tục tìm kiếm những thị trường mới, nhất là các thị trường trong nước. Cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa cơ giới hoá trong nông nghiệp, áp dụng KHCN, công nghệ sinh học, cơ khí... để nâng cao chất lượng, năng suất sản phẩm. Tiếp tục giảm giá thành, chi phí nông sản, đặt biệt là chi phí giao thông. Các địa phương phải quan tâm đến việc tìm hướng đi mới để phát triển nông nghiệp sạch, hữu cơ và nông nghiệp công nghệ cao, phát triển những nông sản lợi thế của từng địa phương. Dựa trên tầm nhìn đến năm 2030 để thiết kế các giải pháp nhằm thực hiện hiệu quả, góp phần đưa ngành nông nghiệp phát triển đúng định hướng, đạt mục tiêu đã đặt ra...
Thu Hằng
(HBĐT) - Sáng 19/2, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) về kết quả nhiệm vụ ngành NN&PTNT năm 2019, kết quả thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2013-2019, phương hướng, nhiệm vụ năm 2020. Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TU của BTV Tỉnh ủy về phát triển một số sản phẩm trong lĩnh vực trồng trọt trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, huyện Tân Lạc chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng với nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả. Đặc biệt, tại các xã vùng cao khí hậu quanh năm mát mẻ, huyện đã định hướng phát triển những sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc trưng của vùng như rau su su và các loại rau ôn đới, diện tích khoảng 120 ha.
(HBĐT) - Ngày 18/2, tại tỉnh Sơn La, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác của tỉnh đã làm việc với tỉnh Sơn La nhằm thông qua báo cáo đầu kỳ, thống nhất một số nội dung tổ chức triển khai dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu theo hình thức đối tác công tư. Tiếp và làm việc với đoàn công tác của tỉnh ta có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La.
(HBĐT) - Bên cạnh quản lý bảo vệ rừng, công tác phát triển rừng đã được huyện Lạc Sơn quan tâm, chỉ đạo ngay từ đầu mùa vụ; thực hiện tuyên truyền, vận động người dân tham gia trồng rừng, đồng thời giám sát, kiểm tra và đôn đốc các hộ dân trồng rừng đảm bảo trồng đúng, đủ diện tích rừng trồng.
(HBĐT) - Thời gian nuôi lâu nên chất lượng thịt được đánh giá cao, ngon hơn hẳn thịt lợn nuôi công nghiệp là lý do thịt lợn bản địa được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Đây cũng là lợi thế để nông dân huyện vùng cao Đà Bắc tập trung chăn nuôi giống lợn đặc sản này.
(HBĐT) - Theo đánh giá của UBND tỉnh, thực hiện Kế hoạch phát triển KT - XH giai đoạn 2016 – 2020, kinh tế của tỉnh có tốc độ tăng trưởng cao. GRDP bình quân đầu người của tỉnh cao hơn bình quân chung của khu vực miền núi phía Bắc. Cơ cấu GRDP chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản; kim ngạch xuất khẩu và thu NSNN tăng trưởng cao… Các lĩnh vực văn hóa, xã hội đều hoàn thành và hoàn thành vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Kết quả đạt được nhờ sự tác động, hỗ trợ quan trọng từ việc tăng cường phát triển kết cấu hạ tầng KT – XH, đây cũng là thực hiện 1 trong 3 đột phá chiến lược của tỉnh.