Giá vàng hôm nay bất ngờ tăng liên tục với tốc độ chóng mặt. Tính từ đầu giờ sáng 24.2 đến nay, giá vàng đã tăng 3 triệu đồng/lượng, liên tiếp phá đỉnh đỉnh mới. Vì sao vàng tăng nóng?



Chiều 24.2, giá vàng trong nước cao nhất đã lên 49,20 triệu đồng/lượng, tức đã tăng 3 triệu đồng/lượng kể từ đầu giờ sáng.

Đây là mức tăng kỉ lục, giá vàng hiện áp sát mốc đỉnh 50 triệu đồng/lượng, mức cao nhất kể từ năm 2011 đến nay.

Trao đổi với phóng viên báo Lao Động, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế cho biết: "Chứng khoán và vàng luôn là một cặp đối nghịch. Giá vàng thường có xu hướng tăng mạnh khi kinh tế thế giới bất ổn. Trong quá khứ, có những thời điểm giá vàng tăng mạnh khi kinh tế thế giới bất ổn như kinh tế thế giới suy thoái 2008, bất ổn tại Iran vào tháng 9.2019, và hiện tại là dịch COVID-19 bùng phát với những diễn biến phức tạp”.

Ông Phan Linh - CEO Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Take Profit Việt Nam nhận định "Khi thế giới có bất ổn, vàng thường được tìm đến như kênh trú ẩn an toàn. Có thể tâm lý các nhà đầu tư lo sợ suy thoái trong ngắn hạn. Ảnh hưởng dịch COVID-19 có thể khiến nhà đầu tư lo ngại sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tôi cho rằng giá vàng tăng chỉ là ngắn hạn, nhất thời”.

Giá vàng SJCniêm yết tại Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI hiện ở mức 47,70-49,20 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Giá vàng miếng SJC tại Bảo Tín Minh Châu hiện ở mức 47,80 - 49,20 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng rồng Thăng Long đang là 47,79 - 49,09 triệu đồng/lượng.

 Chênh lệch giá vàng mua vào – bán ra được kéo giãn rộng. So vớigiá vàng thế giớiquy đổi, giá vàng trong nước đang cao hơn 1,7 triệu đồng/lượng. Trong khi chứng khoán châu Á, chứng khoán Việt Nam "tắm máu đỏ” thì giá vàng thế giới hiện ở mức 1680,80 USD/ounce, áp sát mức đỉnh 8 năm.

Theo ước tính mới nhất từQuỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu chỉ tăng 2,9% vào năm 2019, kết quả yếu kém nhất kể từ suy thoái kinh tế do khủng hoảng tài chính năm 2009.

"Nếu tình hình tiếp tục xấu đi, kinh tế thế giới không còn khả năng chịu đựng một cú sốc như dịchCOVID-19ởTrung Quốc", nhà kinh tế Stephen Roach, Giáo sư đại học Yale và cựu Chủ tịch của Morgan Stanley châu Á nhận định.

Liệu hiện tại có phải là cơ hội lướt sóng? Một chuyên gia cho biết giá vàng tăng mạnh nhưng các nhà đầu tư nên thận trọng với quyết định mua vào.

Chủ trương chống vàng hoá của Ngân hàng nhà nước đã loại vàng ra khỏi phương tiện thanh toán. Vàng không còn là tài sản đầu cơ hấp dẫn. Bài học về giá vàng năm 2011 – 2012 được dự báo tăng đến 50 triệu đồng/lượng nhưng sau đó, kim loại quý đổ dốc xuống mức 35 – 36 triệu đồng/lượng.Nhà đầu tư giờ hiện đã "chùn bước” với vàng bởi những rủi ro luôn hiện hữu.

Trao đổi với báo chí, Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu– chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng thị trường vàng đang chịu ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19. Năm 2020, vàng là kênh đầu tư có thể được chú ý nhưng người dân vẫn nên thận trong bởi kim loại quý này biến động rất khó lường.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, không nên bỏ hết trứng và một giỏ. Người dân có tiền nên phân bổ vào các kênh đầu tư khác như gửi tiết kiệm, đầu tư sản xuất kinh doanh. Nếu có mua vàng thì không nên "lướt sóng” mà hãy mua tích lũy trong thời gian dài, ít nhất từ 3 đến 6 tháng trở lên.


Theo Laodong

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục