Chiều 12/5, đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cho biết, NHNN đã ban hành các quyết định giảm hàng loạt lãi suất điều hành 0,5%, nhằm gỡ khó cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19. Các quyết định giảm lãi đều có hiệu lực từ ngày 13/5.
Các ngân hàng thương mại hy sinh lợi nhuận, giảm lãi để hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: HA.
Theo Quyết định số 918/QĐ-NHNN, lãi suất tái cấp vốn sẽ được giảm từ 5%/năm xuống 4,5%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 3,5%/năm xuống 3,0%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN với các ngân hàng từ 6,0%/năm xuống 5,5%/năm. Lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 3,5%/năm xuống 3,0%/năm.
Tại Quyết định số 919/QĐ-NHNN, lãi suất tối đa đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 0,5%/năm xuống 0,2%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 4,75%/năm xuống 4,25%/năm; lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng tại Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), Tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) giảm từ 5,25%/năm xuống 4,75%/năm.
Đối với lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế, lãi suất sẽ được giảm từ 5,5%/năm xuống 5,0%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của QTDND và TCTCVM đối với các nhu cầu vốn này giảm từ 6,5%/năm xuống 6,0%/năm.
Theo TS Võ Trí Thành, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, thời gian qua, cùng với việc đảm bảo ổn định vĩ mô, NHNN đã hạ nhiều lãi suất điều hành để dần tạo mặt bằng lãi suất cho vay thấp hơn đối với cả nền kinh tế. NHNN cũng chỉ đạo ngân hàng thương mại (NHTM) giãn, hoãn, khoanh nợ, giảm lãi suất đối với các khoản đã vay. Giải pháp này rất có ý nghĩa đối với doanh nghiệp. Hiện có đến 2 triệu tỷ đồng tín dụng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch COVID-19 nên việc được gia hạn nợ sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt gánh nặng nợ nần trong bối cảnh hiện nay, nhất là khi dòng tiền sụt giảm.
"Nhóm thứ hai là gói tín dụng khoảng 300.000 tỷ đồng do các NHTM thực hiện với lãi suất ưu đãi cùng với việc giảm nhiều loại phí dịch vụ. Giải pháp này không chỉ giúp doanh nghiệp vượt qua những khó khăn hiện nay mà còn hỗ trợ cho doanh nghiệp tận dụng những cơ hội để bứt phá, đặc biệt khi dịch bệnh qua đi. Có thể thấy các chính sách giãn, hoãn, khoanh nợ, cho vay mới hỗ trợ doanh nghiệp, nhất là giai đoạn ‘chuyển tiếp’ và hậu dịch là một yếu tố then chốt giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại”, TS Võ Trí Thành nói.
Chia sẻ với phóng viên báo Tin tức ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) nói: "Ngay từ đầu dịch COVID-19, Vietcombank đã chủ động cùng với Vinacomin làm việc nhằm đi đến hỗ trợ cụ thể với 3 điều khoản hợp tác: Tăng hạn mức tín dụng cho Tập đoàn từ con số 3.000 tỷ theo kế hoạch lên 9.000 tỷ đồng; giảm lãi suất vay của Tập đoàn tại Vietcombank theo tinh thần của Thủ tướng và Thống đốc NHNN, đó được xem là sự hỗ trợ của các tổ chức ngân hàng đối với thành phần kinh tế; Vietcombank tìm những nguồn tài chính có lãi suất tốt để hỗ trợ, giúp Tập đoàn thực hiện những dự án lớn, trọng điểm để phát triển".
Theo ông Lê Minh Chuẩn, việc giảm lãi suất của Vietcombank còn giúp Vinacomin giảm được chi phí trong giá thành sản xuất để từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường và giảm thiểu chi phí tài chính hỗ trợ hiệu quả cho sản xuất kinh doanh của ngành
Theo Báo Tin tức
(HBĐT) - Sau nhiều năm đứng ở nhóm tương đối thấp và trung bình trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năm 2019, lần đầu tiên tỉnh Hòa Bình vươn lên nhóm khá. Tuy vị trí xếp hạng vẫn đứng thứ 48, bằng năm 2018, nhưng tỉnh đã có sự cải thiện về điểm số với 63.84 điểm (tăng hơn 2 điểm so với năm 2018), nhất là có những chỉ số thành phần tăng điểm đáng kể.
(HBĐT) - Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và QL 12B đi QL 1 được khởi công ngày 28/11/2017, đi qua địa bàn 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy, có tổng chiều dài 30 km, điểm đầu tuyến giao với đường Hồ Chí Minh tại km 479+300 thuộc địa phận xã Bảo Hiệu (Yên Thủy), điểm cuối tuyến giao với QL 12B tại km 67+100, thuộc địa phận thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Dự án có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Theo kế hoạch, tuyến đường được hoàn thành đưa vào sử dụng sau 24 tháng (cuối năm 2018).
Một số doanh nghiệp phản ánh chưa thể tiếp cận được gói tín dụng 650.000 tỉ đồng với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung từ 2 - 3%/năm, bởi sự "cứng rắn” của các ngân hàng...
Nhiều khách hàng thắc mắc, trong kỳ hoá đơn tháng 4, lượng tiêu thụ điện năng nhiều hơn, nhưng số tiền thanh toán lại ít hơn? Về vấn đề này, ngành điện lực khẳng định "đúng với các quy định hiện hành".
(HBĐT) - Năm 2020, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao là 4.071.825 triệu đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua là 4.560.825 triệu đồng, trong đó, số vốn giao chi tiết trong kế hoạch đầu tư công năm 2020 là 3.948.805 triệu đồng. Đến cuối tháng 4, kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án là 3.722.568 triệu đồng. Số vốn chưa được giao chi tiết là 226.237 triệu đồng.
(HBĐT) - Cấp ủy, chính quyền huyện Lương Sơn xác định Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Huyện đã lựa chọn những sản phẩm thế mạnh, đặc trưng để đầu tư nâng cao chất lượng theo hướng sản xuất sạch, tiêu chuẩn VietGAP… Sau hơn 1 năm triển khai, Chương trình OCOP tạo sức bật lớn cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện.