(HBĐT) - Cấp ủy, chính quyền huyện Lương Sơn xác định Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình xây dựng NTM và tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Huyện đã lựa chọn những sản phẩm thế mạnh, đặc trưng để đầu tư nâng cao chất lượng theo hướng sản xuất sạch, tiêu chuẩn VietGAP… Sau hơn 1 năm triển khai, Chương trình OCOP tạo sức bật lớn cho kinh tế nông nghiệp, nông thôn của huyện.
Sản phẩm mật ong của HTX ong mật Lâm Sơn, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) không ngừng nâng cao chất lượng để tham gia Chương trình OCOP năm 2020.
Năm 2019, huyện có 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao gồm: Sản phẩm gà hữu cơ của HTX Thuật Pháp; bưởi Diễn của HTX Tân Thành; chuối VietGAP Viba của HTX Trung Sơn. 3 sản phẩm được gắn sao OCOP khẳng định uy tín trên thị trường, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Đặc biệt, sản phẩm chuối Viba được hãng hàng không Vietnam Airlines lựa chọn sử dụng làm món tráng miệng trên các chuyến bay.
Huyện Lương Sơn có nhiều sản phẩm đặc trưng, hình thành vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh là tiền đề quan trọng để xác định sản phẩm chủ lực, lợi thế khi thực hiện Chương trình OCOP. Tất cả các xã, thị trấn của huyện đều tổ chức khảo sát, đánh giá những sản phẩm tiềm năng, thế mạnh. Trên cơ sở đó lập kế hoạch nâng cao chất lượng, sản xuất theo chuỗi giá trị. Qua khảo sát, huyện có nhiều sản phẩm tiềm năng có thể phát triển, nâng cao chất lượng để tham gia Chương trình OCOP như: dê núi, chè, mật ong, bưởi diễn, rau hữu cơ...
Đồng chí Nguyễn Anh Đức, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Huyện có nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thu hút doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đầu tư sản xuất, liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tạo chuỗi giá trị bền vững để tham gia Chương trình OCOP. Tổ chức mở lớp tập huấn cho lãnh đạo các xã, thị trấn và các chủ thể; mời đơn vị tư vấn đến trợ giúp chủ thể trong khâu làm hồ sơ sản phẩm. Tăng cường quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại hội nghị xúc tiến thương mại của tỉnh.
Với mong muốn thúc đẩy sản xuất, quảng bá, giới thiệu sản phẩm ra thị trường, năm 2020, huyện có 8 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP, gồm: dê núi Lương Sơn, chủ thể HTX Nông nghiệp Hòa Bình, xã Thanh Sơn; ổi lê và chè của xã Cao Dương; cam lòng vàng của HTX Nông nghiệp và dịch vụ thương mại Cao Răm, xã Cao Sơn; trứng vịt Hùng Tiến của HTX Nông nghiệp Hùng Tiến, xã Liên Sơn; mật ong Lâm Sơn của HTX ong mật Lâm Sơn, xã Lâm Sơn; bưởi diễn Mỹ Tân của xã Cao Dương; rau, củ quả Lương Sơn của HTX nông sản hữu cơ Đồng Sương, xã Liên Sơn. Các sản phẩm đăng ký tham gia chương trình đều được công nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đa số sản phẩm đã có tem truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác. Sản phẩm mật ong Lâm Sơn, ổi lê, chè đang hoàn thiện đăng ký nhãn hiệu, làm bao bì, tem truy xuất nguồn gốc.
Anh Lê Đình Khuê, Giám đốc HTX ong mật Lâm Sơn, xã Lâm Sơn chia sẻ: Với 13 thành viên, HTX nuôi khoảng 1.300 - 1.500 đàn ong. Sản lượng mật mỗi năm đạt 10 - 15 tấn. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, mật ong khó tiêu thụ. Cấp ủy, chính quyền xã Lâm Sơn và thành viên HTX đang nỗ lực để sản phẩm mật ong đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh trong năm nay. Ngay từ đầu năm, HTX thực hiện các giải pháp chăm sóc đàn ong theo đúng quy trình, để chất lượng mật đạt tốt nhất. Ngoài ra, Phòng NN&PTNT huyện hỗ trợ HTX hoàn thiện hồ sơ, làm tem truy xuất nguồn gốc, bao bì, nhãn mác sản phẩm. HTX hy vọng sản phẩm mật ong Lâm Sơn đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, từ đó sẽ tạo cơ hội lớn để tiêu thụ sản phẩm.
Đồng chí Nguyễn Anh Đức cho biết thêm: Thời gian tới, huyện tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi giúp người sản xuất mạnh dạn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn trên thị trường lớn. Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. Huyện tăng cường công tác đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý Chương trình OCOP, các chủ thể tham gia để có kiến thức marketing; tạo điều kiện cho chủ thể tham gia hội chợ, hội nghị xúc tiến thương mại để quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Thu Thủy
(HBĐT) - Với những cách làm hay, hiệu quả, có sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, xã NTM Lâm Sơn (Lương Sơn) tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu xây dựng mô hình NTM kiểu mẫu. Để hiện thực hóa mục tiêu này, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó, chính quyền có vai trò kiến tạo, tổ chức thực hiện, người dân là chủ thể.
(HBĐT) - Giai đoạn 2015 – 2019, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng lĩnh vực nông nghiệp huyện Kim Bôi có bước phát triển vượt bậc. Sản xuất nông nghiệp hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung; xây dựng các mô hình theo chuỗi liên kết sản xuất có sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã. Bên cạnh đó, huyện xác định được một số cây trồng chủ lực là cây ăn quả như cam, quýt, nhãn và chăn nuôi đại gia súc. Từ đó, nông dân hăng hái thi đua sản xuất để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
(HBĐT) - Cách trung tâm huyện khoảng 4 km, xã Tử Nê (Tân Lạc) nằm trên trục đường 12B, thuận lợi giao thương, vận chuyển hàng hóa. Trên địa bàn có chợ Chùa, thu hút người dân trong xã và các vùng lân cận đến họp chợ, kinh doanh buôn bán. Tận dụng tiềm năng, lợi thế, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) xã đã mạnh dạn phát triển các mô hình kinh tế phù hợp. Qua đó từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng đời sống hội viên, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Xác định rõ sự cần thiết phải tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, thời gian qua, UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo Sở TN&MT, UBND các huyện, thành phố rà soát quỹ đất, xác định các khu có lợi thế để bố trí sử dụng vào các mục đích dịch vụ thương mại, nhà ở nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất (SDĐ), tăng thu cho NSNN. Trên cơ sở kết quả rà soát, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ trên địa bàn.
(HBĐT) - Đường 435 (Bình Thanh - Ngòi Hoa) những ngày nắng lên như một đại công trường. Chủ đầu tư bám sát hiện trường, chỉ đạo nhà thầu tập trung nhân lực, máy móc thi công theo biểu đồ kế hoạch, đặt mục tiêu thông xe toàn tuyến vào tháng 6 tới, lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
(HBĐT) - Phát huy phẩm chất truyền thống "Bộ đội Cụ Hồ” trong thời bình, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) thị trấn Cao Phong (Cao Phong) luôn tiên phong, gương mẫu phát triển hiệu quả các mô hình kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống. Năm 2019, thu nhập bình quân CCB đạt 70 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 70%, 36 hộ có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Toàn Hội chỉ còn 3 hộ nghèo và cận nghèo.