Nhiều khách hàng thắc mắc, trong kỳ hoá đơn tháng 4, lượng tiêu thụ điện năng nhiều hơn, nhưng số tiền thanh toán lại ít hơn? Về vấn đề này, ngành điện lực khẳng định "đúng với các quy định hiện hành".
Hai ngày qua, nhiều khách hàng phản ánh về việc hoá đơn điện tháng 4 giảm bất ngờ. Chị H, một khách hàng ở Hà Đông (Hà Nội) cho biết, Công ty Điện lực Hà Đông vừa gửi cho chị hoá đơn tiền điện tháng 4 (từ ngày 8.4.2020 – 7.5.2020).
Theo chị H, trong kỳ hoá đơn này, gia đình chị dùng hết 281kWh điện năng, nhưng số tiền phải trả chỉ 571.661 đồng. Trong khi đó, tại kỳ hoá đơn tháng 2 (từ 8.2.2020 – 7.3.2020), chị dùng hết 259kWh (ít hơn 22kWh) số tiền phải thanh toán là lên tới 573.786 đồng.
"Tôi thắc mắc tại sao trong kỳ hoá đơn vừa qua, lượng tiêu thụ điện năng của gia đình tôi nhiều hơn, nhưng số tiền thanh toán lại ít hơn? Trong khi đó, việc giảm 10% tiền điện cho khách hàng là hộ sinh hoạt được giảm giá tại các kỳ hoá đơn tiền điện tháng 5, tháng 6 và tháng 7 năm 2020", chị H nói.
Về vấn đề này, đại diện Tổng công ty điện lực Hà Nội cho rằng, Bộ Công Thương đã ban hành quyết định giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Theo đó, các khách hàng sử dụng điện sinh hoạt từ bậc 1 đến bậc 4 (dưới 300 kWh/tháng) sẽ được giảm 10% giá bán lẻ điện.
Tổng số thời gian khách hàng được hỗ trợ giảm giá điện và giảm tiền điện là 3 tháng. Thời gian áp dụng giảm giá điện đối với khách hàng sinh hoạt có chu kỳ sử dụng điện trong tháng 4,5,6, tương ứng với kỳ hoá đơn tiền điện tháng 5,6.7.
"Theo công cụ tính toán tại trường hợp khách hàng phản ánh: Kỳ hóa đơn tháng 2 (từ 8.2 đến 7.3) khách hàng dùng hết 259 kWh với số tiền thanh toán 573.786 đồng. Kỳ hóa đơn tháng 3 (từ 8.3 đến 7.4) khách hàng dùng hết 282 kWh với số tiền thanh toán 637.947 đồng. Kỳ hóa đơn tháng 4 (từ 8.4 đến 7.5) khách hàng dùng hết 281 kWh với số tiền thanh toán 571.661 đồng. Tổng tiền được giảm, hỗ trợ là 63.496 đồng.
Nghĩa là, trong kỳ hoá đơn tháng 4, khách hàng đã được giảm 10% tiền điện, tương ứng với kỳ điều chỉnh hoá đơn tiền điện tháng 5. Như vậy, lượng điện tiêu thụ và số tiền khách hàng thanh toán là đúng với các quy định hiện hành", đại diện Tổng công ty Điện lực Hà Nội cho hay.
Theo đơn vị này, về cách tính điện trong hoá đơn, đối với bậc thang 1, đơn giá theo quyết định 648/QĐ-BCT (đồng/kWh) là 1.678 đồng, đơn giá được giảm 1.510 đồng.
Bậc thang 2, đơn giá theo quyết định 648/QĐ-BCT 1.734 đồng, đơn giá giảm là 1.561 đồng.
Bậc thang 3, đơn giá theo quyết định 648/QĐ-BCT là 2014 đồng, đơn giá giảm là 1.813 đồng.
Bậc thang 4 là 2.536 đồng cho đơn giá theo quyết định 648/QĐ-BCT, đơn giá được giảm là 2.282 đồng. Bậc thang 5, đơn giá theo quyết định 648/QĐ-BCT là 2.834 đồng, đơn giá được giảm còn 2.834 đồng.
Theo Báo Lao động
(HBĐT) - Năm 2020, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao trên 4.440 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 5.000 tỷ đồng. Để đạt mục tiêu đề ra, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 60, ngày 10/1/2020 về việc ban hành Kế hoạch chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ KT-XH và dự toán NSNN năm 2020.
(HBĐT) - Với những cách làm hay, hiệu quả, có sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân, xã NTM Lâm Sơn (Lương Sơn) tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí, phấn đấu xây dựng mô hình NTM kiểu mẫu. Để hiện thực hóa mục tiêu này, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, trong đó, chính quyền có vai trò kiến tạo, tổ chức thực hiện, người dân là chủ thể.
(HBĐT) - Giai đoạn 2015 – 2019, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng lĩnh vực nông nghiệp huyện Kim Bôi có bước phát triển vượt bậc. Sản xuất nông nghiệp hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung; xây dựng các mô hình theo chuỗi liên kết sản xuất có sự tham gia của doanh nghiệp, hợp tác xã. Bên cạnh đó, huyện xác định được một số cây trồng chủ lực là cây ăn quả như cam, quýt, nhãn và chăn nuôi đại gia súc. Từ đó, nông dân hăng hái thi đua sản xuất để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
(HBĐT) - Cách trung tâm huyện khoảng 4 km, xã Tử Nê (Tân Lạc) nằm trên trục đường 12B, thuận lợi giao thương, vận chuyển hàng hóa. Trên địa bàn có chợ Chùa, thu hút người dân trong xã và các vùng lân cận đến họp chợ, kinh doanh buôn bán. Tận dụng tiềm năng, lợi thế, cán bộ, hội viên cựu chiến binh (CCB) xã đã mạnh dạn phát triển các mô hình kinh tế phù hợp. Qua đó từng bước nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng đời sống hội viên, đồng thời thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
(HBĐT) - Xác định rõ sự cần thiết phải tạo quỹ đất sạch để thu hút đầu tư, thời gian qua, UBND tỉnh tăng cường chỉ đạo Sở TN&MT, UBND các huyện, thành phố rà soát quỹ đất, xác định các khu có lợi thế để bố trí sử dụng vào các mục đích dịch vụ thương mại, nhà ở nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất (SDĐ), tăng thu cho NSNN. Trên cơ sở kết quả rà soát, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất, chuyển mục đích SDĐ trên địa bàn.