(HBĐT) - Không ngại khó, ngại khổ, ngại thất bại, những người lính rời quân ngũ về với cuộc sống đời thường tại xã Thanh Hối (Tân Lạc) luôn gương mẫu, tiên phong phát triển kinh tế. Nhiều mô hình kinh tế hay, hiệu quả được hội viên Hội cựu Cựu chiến binh (CCB) trong xã chia sẻ, nhân rộng. Từ đó, góp phần nâng cao đời sống gia đình hội viên; tăng số lượng gia đình hội viên giàu, khá. Năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo của hội viên Hội CCB xã chỉ chiếm 0,46% (2/430 hộ).
Cựu chiến binh Trần Đình Phong, xóm Cụ, xã Thanh Hối (Tân Lạc) (bên trái) chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong lấy mật.
Hội CCB xã Thanh Hối có 457 hội viên, sinh hoạt ở 12 chi hội. Để phong trào phát triển kinh tế đi vào chiều sâu, ngay từ đầu năm, Hội đề ra những mục tiêu cụ thể, gắn với hoạt động đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cùng các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước. Để đạt được mục tiêu đề ra, Hội tuyên truyền, vận động hội viên thay đổi tư duy, nếp nghĩ, cách làm, mạnh dạn đầu tư vốn để phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KH-KT vào sản xuất, xây dựng nhiều mô hình kinh tế hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực. Không chỉ có vậy, Hội còn chủ động, tích cực nhân rộng các mô hình điển hình, hiệu quả kinh tế cao như: trồng bưởi đỏ, bưởi da xanh, nuôi ong lấy mật, nuôi trâu bò vỗ béo... Đến nay, hội viên Hội CCB phát triển được khoảng 110 ha bưởi đỏ, trong đó có 38 ha đang thời kỳ thu hoạch.
Bên cạnh đó, Hội CCB xã duy trì xây dựng quỹ hội giúp nhau phát triển kinh tế. Năm 2019, Hội huy động được tổng số quỹ hơn 353 triệu đồng, đạt bình quân 775.000 đồng/hội viên/năm, với mục đích cho gia đình hội viên khó khăn vay lãi suất thấp để phát triển kinh tế. Ngoài ra, Hội phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện nhận ủy thác hỗ trợ hội viên vay vốn. Từ đầu năm đến nay, Hội CCB xã nhận ủy thác với Ngân hàng CSXH huyện tổng dư nợ hơn 2,7 tỷ đồng.
Phong trào phát triển kinh tế của hội viên phát triển mạnh, có chiều sâu, đạt hiệu quả cao một phần còn nhờ vào sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất của tất cả hội viên. Đồng chí Bùi Văn Thắng, Chủ tịch Hội CCB xã cho biết: Trong thời gian qua, những gia đình hội viên có mô hình phát triển kinh tế tiềm năng đã tích cực chia sẻ để các hội viên học tập, nhân rộng, mở rộng quy mô. Tiêu biểu như hội viên Dương Tất Tính, Trần Hùng, Trần Đình Phong… Nhờ vậy, đến hết năm 2019, tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 55,8%; Hội chỉ còn 2 hộ nghèo do tuổi cao sức yếu, khó khăn trong phát triển kinh tế.
Không sợ thất bại, hội viên Hội CCB xã Thanh Hối luôn nắm bắt thời cơ phát triển kinh tế và thành công, trở thành gương điển hình, tiên tiến của huyện. Tiêu biểu như CCB Trần Đình Phong, xóm Cụ, với mô hình nuôi ong lấy mật. Hơn 20 năm gắn bó với nghề, từng thất bại nhiều, nhưng ông Phong không chịu khuất phục, quyết tâm làm lại. Thành công với mô hình nuôi ông lấy mật, ông Phong không giấu nghề, luôn sẵn sàng truyền đạt kinh nghiệm cho hội viên CCB xã, huyện, thậm chí cả các tỉnh bạn. Đến nay, gia đình ông có hơn 400 đàn ong ở các xã: Thanh Hối, Gia Mô, Đông Lai. Năm 2019, tổng thu được hơn 1.000 lít mật ong; với giá bán dao động từ 120 - 180 nghìn đồng/lít, cho thu nhập khoảng 700 triệu đồng/năm.
Thu Thủy
(HBĐT) - Ông Bùi Văn Nhưng không chỉ được biết đến là người đầu tiên đưa thành công mô hình quả thanh long cho năng suất cao về xóm Thóng, xã Bình Cảng - nay là xã Vũ Bình, huyện Lạc Sơn, mà ông còn thành công cả với mô hình nuôi gà, thả cá…
(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Kim Bôi đã quy hoạch phát triển sản xuất theo vùng, chú trọng thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM).
(HBĐT) - Sau nhiều năm đứng ở nhóm tương đối thấp và trung bình trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năm 2019, lần đầu tiên tỉnh Hòa Bình vươn lên nhóm khá. Tuy vị trí xếp hạng vẫn đứng thứ 48, bằng năm 2018, nhưng tỉnh đã có sự cải thiện về điểm số với 63.84 điểm (tăng hơn 2 điểm so với năm 2018), nhất là có những chỉ số thành phần tăng điểm đáng kể.
(HBĐT) - Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và QL 12B đi QL 1 được khởi công ngày 28/11/2017, đi qua địa bàn 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy, có tổng chiều dài 30 km, điểm đầu tuyến giao với đường Hồ Chí Minh tại km 479+300 thuộc địa phận xã Bảo Hiệu (Yên Thủy), điểm cuối tuyến giao với QL 12B tại km 67+100, thuộc địa phận thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Dự án có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Theo kế hoạch, tuyến đường được hoàn thành đưa vào sử dụng sau 24 tháng (cuối năm 2018).
Một số doanh nghiệp phản ánh chưa thể tiếp cận được gói tín dụng 650.000 tỉ đồng với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung từ 2 - 3%/năm, bởi sự "cứng rắn” của các ngân hàng...