(HBĐT) - Theo giới thiệu của Hội Nông dân xã Yên Mông (TP Hòa Bình), chúng tôi đến tìm hiểu mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Phan Sỹ Hải, xóm Mỵ. Đây là người tiên phong nuôi giống "gà khổng lồ” trên địa bàn để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Bước đầu mô hình cho hiệu quả khả quan, mở ra một hướng đi mới trong phát triển kinh tế ở Yên Mông.


Mô hình nuôi đà điểu của gia đình anh Phan Sỹ Hải, xóm Mỵ, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua tìm hiểu, biết đà điểu dễ nuôi, cho hiệu quả kinh tế cao, trên địa bàn tỉnh có ít hộ nuôi, năm 2013, anh Hải đến Trạm Nghiên cứu chăn nuôi đà điểu Ba Vì học hỏi kinh nghiệm nuôi đà điểu. Nhận thấy đây là loài chim nuôi có tiềm năng lớn, phù hợp với điều kiện đất đai của gia đình, anh Hải liên kết cùng người em trai nuôi 100 con đà điểu sinh sản ở Thanh Thủy (Phú Thọ), cải tạo lại khu đất của gia đình ở xóm Mỵ, xây dựng chuồng trại theo hướng dẫn nuôi đà điểu thương phẩm. Ban đầu, anh Hải đầu tư 20 con đà điểu giống về nuôi thử, tổng chi phí trên 40 triệu đồng, trong vòng 10 tháng xuất bán lãi 25 triệu đồng.

Sau 6 năm đầu tư nuôi đà điểu, đến nay, anh Hải gần như là một chuyên gia nuôi đà điểu. Anh Hải cho biết: đà điểu dễ nuôi, lớn nhanh, ít dịch bệnh, là loại ăn tạp, nuôi đà điểu nhàn hơn nuôi lợn, bò. Thức ăn của đà điểu dễ kiếm, chủ yếu là rau cỏ, cám, ngô, thóc..., là những loại thức ăn sẵn có, dễ trồng, dễ mua tại địa phương. Gia đình tôi cũng trồng cỏ voi để chủ động cung cấp thức ăn cho đà điểu. Sân được rải cát, vì đà điều có nguồn gốc từ sa mạc, thường xuyên tắm cát giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da. Đà điểu có sức đề kháng tốt nên nguy cơ bị chết do dịch bệnh thấp. Tuy nhiên, đà điểu lại rất sợ tiếng ồn, nên trang trại phải tách biệt với khu dân cư. Bên cạnh đó, đà điểu thích chạy nên sân phải có diện tích rộng, nền sân không cần lát gạch mà là nền cát, để đà điểu khỏi trơn trượt khi chạy nhảy. Tính đà điểu rất hiếu động, tò mò, chúng mổ bất cứ thứ gì thấy, dẫn đến tắc ruột và chết, vì vậy, cần nhặt sạch các dị vật trong chuồng nuôi.

Thời gian sinh trưởng của đà điểu thương phẩm từ 8-10 tháng, đạt trọng lượng từ 80 - 100 kg. Hiện nay, đà điểu có giá bán 90 – 110 nghìn đồng/kg hơi, 250 – 270 nghìn đồng/kg thịt. Đà điểu giống có giá bán 2,2 triệu đồng/con. Thị trường tiêu thụ ổn định trong, ngoài địa bàn. Với mỗi con đà điểu, nếu bán hơi người chăn nuôi lãi khoảng 4 triệu đồng, bán thịt lãi 5 triệu đồng. Hiện, tại cơ sở ở xã Yên Mông, anh Hải nuôi 50 con đà điểu thương phẩm đã đến kỳ xuất bán, 150 con đà điểu giống. Anh tập trung phát triển đà điểu sinh sản để sản xuất đà điểu giống nuôi thịt, cung cấp cho các hộ chăn nuôi tại địa phương. Khi đà điểu được 2 năm tuổi sẽ bắt đầu đẻ trứng, chu kỳ 1 con đẻ 40-45 quả trứng/năm. Anh Hải đã đầu tư máy ấp trứng để sản xuất con giống.

Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế gia đình, anh Hải luôn sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ các hộ nông dân trong xã về kinh nghiệm chăn nuôi đà điểu. Để khuyến khích các hộ trong xã đầu tư nuôi đà điểu thương phẩm, anh hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp con giống, thức ăn, thuốc thú y tới các hộ dân, bao tiêu đầu ra. Hiện có 5 hộ dân trong xã đang nuôi đà điểu thương phẩm. Đây thực sự là mô hình kinh tế có hiệu quả, sẽ được nhân rộng trên địa bàn xã trong thời gian tới.


Đinh Thắng

Các tin khác


Huyện Kim Bôi chú trọng liên kết sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Kim Bôi đã quy hoạch phát triển sản xuất theo vùng, chú trọng thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM).

Tín hiệu vui từ cải thiện chỉ số năng lực canh tranh cấp tỉnh

(HBĐT) - Sau nhiều năm đứng ở nhóm tương đối thấp và trung bình trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), năm 2019, lần đầu tiên tỉnh Hòa Bình vươn lên nhóm khá. Tuy vị trí xếp hạng vẫn đứng thứ 48, bằng năm 2018, nhưng tỉnh đã có sự cải thiện về điểm số với 63.84 điểm (tăng hơn 2 điểm so với năm 2018), nhất là có những chỉ số thành phần tăng điểm đáng kể.

Huyện Yên Thủy: Tập trung giải quyết những tồn tại, vướng mắc Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12B đi quốc lộ 1

(HBĐT) - Dự án đường kết nối đường Hồ Chí Minh và QL 12B đi QL 1 được khởi công ngày 28/11/2017, đi qua địa bàn 2 huyện Lạc Sơn, Yên Thủy, có tổng chiều dài 30 km, điểm đầu tuyến giao với đường Hồ Chí Minh tại km 479+300 thuộc địa phận xã Bảo Hiệu (Yên Thủy), điểm cuối tuyến giao với QL 12B tại km 67+100, thuộc địa phận thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Dự án có tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Theo kế hoạch, tuyến đường được hoàn thành đưa vào sử dụng sau 24 tháng (cuối năm 2018).

Gói hỗ trợ 650.000 tỉ đồng: Vì sao vẫn kêu khó?

Một số doanh nghiệp phản ánh chưa thể tiếp cận được gói tín dụng 650.000 tỉ đồng với lãi suất thấp hơn mặt bằng chung từ 2 - 3%/năm, bởi sự "cứng rắn” của các ngân hàng...

Lý do hoá đơn tiền điện tháng 4 "dùng nhiều tiền lại ít đi"

Nhiều khách hàng thắc mắc, trong kỳ hoá đơn tháng 4, lượng tiêu thụ điện năng nhiều hơn, nhưng số tiền thanh toán lại ít hơn? Về vấn đề này, ngành điện lực khẳng định "đúng với các quy định hiện hành".

Tháo gỡ "điểm nghẽn" trong giải ngân vốn đầu tư công

(HBĐT) - Năm 2020, kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Nhà nước của tỉnh được Thủ tướng Chính phủ giao là 4.071.825 triệu đồng. Số vốn đã được HĐND tỉnh thông qua là 4.560.825 triệu đồng, trong đó, số vốn giao chi tiết trong kế hoạch đầu tư công năm 2020 là 3.948.805 triệu đồng. Đến cuối tháng 4, kế hoạch vốn đầu tư công (VĐTC) đã được UBND tỉnh giao chi tiết đến các dự án là 3.722.568 triệu đồng. Số vốn chưa được giao chi tiết là 226.237 triệu đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục