(HBĐT) - Sau khi tìm tòi, nghiên cứu, chị Phan Tuyết Nga, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã đem giống cây măng tây lên vùng đất khó ở thôn Bến Nghĩa, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy).
Mô hình trồng măng tây của chị Phan Tuyết Nga ở thôn Bến Nghĩa, xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) phát triển hiệu quả, cho lợi nhuận kinh tế cao.
Với gần 5 năm phát triển, mô hình trồng măng tây của chị Nga đã đem lại hiệu quả, cho thu nhập khá, từng bước được nhân rộng tại các vùng lân cận.
Đưa măng tây về Lạc Thủy
Chị Nga chia sẻ: "Sau thời gian học hỏi kinh nghiệm trồng, chăm sóc măng tây tại Ninh Thuận, tìm kiếm, khảo sát thực địa, tôi chọn đặt địa điểm vườn tại xã Phú Nghĩa. Nơi đây hội tụ đầy đủ về điều kiện tự nhiên, khí hậu phù hợp; nguồn nước tưới dồi dào từ sông Bôi; hệ thống đường giao thông thuận tiện di chuyển đến các địa phương lân cận như Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thanh Hóa… Tận dụng những tiềm năng, lợi thế đó, tôi bắt tay vào trồng 24.000 gốc măng tây trên diện tích khoảng 1,5 ha. Tuy nhiên, quá trình phát triển mô hình, tôi chưa có kinh nhiệm nên gặp nhiều khó khăn do phát sinh chi phí, tổng vốn đầu tư ban đầu lên đến hơn 1 tỷ đồng. Vừa kiến thiết hạ tầng, xuống giống xong thì trận mưa lũ năm 2016 đã cuốn trôi phần lớn diện tích vườn măng tây, khiến tôi thiệt hại nặng nề về kinh tế”.
Không nản chí trước những khó khăn, thách thức, chị Nga tiếp tục vay mượn vốn của gia đình, người thân để đầu tư, cải tạo vườn măng tây. Nỗ lực tìm tòi, học hỏi qua sách, báo, internet để trau dồi kiến thức, áp dụng KHKT vào quá trình sản xuất, để nâng cao chất lượng cây và sản lượng thu hoạch.
Theo đó, trung bình mỗi ngày, vườn măng tây của gia đình chị Nga có thể thu về khoảng 70 kg, có ngày thu đến 180 kg. Sản lượng trên 1 ha đạt khoảng 16 tấn măng tây, chu kỳ thu hoạch cứ 3 tháng nghỉ 1 tháng. Hiện nay, măng tây loại 1 có giá khoảng 70.000 đồng/kg, loại 2 là 60.000 đồng/kg. Sản phẩm luôn trong tình trạng cháy hàng, không đủ cung ứng cho tư thương, nhà hàng tại khu vực Hà Nội và các vùng lân cận. Tổng thu hàng năm ước đạt khoảng 1,3 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 300 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình chị Nga còn giải quyết việc làm thường xuyên cho khoảng 15 lao động địa phương, với mức thu nhập khoảng 6 triệu đồng/người/tháng.
Mở rộng liên kết, bao tiêu sản phẩm cho các hộ trồng măng tây
Ấp ủ mong muốn mở rộng, phát triển hiệu quả mô hình trồng măng tây, đến nay, diện tích vườn của gia đình chị Nga đã được mở rộng lên 3 ha, được trồng đúng tiêu chuẩn với tổng mức đầu tư khoảng 2 tỷ đồng. Chị thường xuyên hướng dẫn công nhân lao động theo dõi quá trình sinh trưởng của cây để kịp thời có những giải pháp đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng.
Để tiếp tục mở rộng quy mô vườn và hỗ trợ các gia đình có nhu cầu phát triển mô hình trồng măng tây, hiện, chị Nga nhận làm cố vấn kỹ thuật cho các vườn tại khu vực tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Hà Nội với mức phí 10 triệu đồng/vườn. Theo đó, chị Nga sẽ hỗ trợ toàn bộ kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn các nhà vườn trong quá trình trồng, chăm sóc cây. Mặt khác, sẽ hỗ trợ bao tiêu toàn bộ sản phẩm của các nhà vườn. Theo thống kê, bình quân mỗi ngày, gia đình chị bao tiêu được khoảng 150 kg măng tây cho các nhà vườn. Ngoài ra, để chủ động nguồn giống, chị Nga lựa chọn mua giống từ bên Mỹ để nghiên cứu, lai tạo giống cây măng tây sinh trưởng tốt, đạt yêu cầu chất lượng. Trung bình mỗi năm, chị xuất bán ra thị trường khoảng 2 vạn cây giống, mức giá bình quân từ 5.000 - 7.000 đồng/cây.
Chị Nga chia sẻ thêm: "Măng tây là loại rau được người dân và các nhà hàng rất ưa chuộng, bởi giàu chất dinh dưỡng, dễ chế biến và dễ ăn. Do nguồn cung không đủ nên sản phẩm của gia đình tôi luôn trong tình trạng cháy hàng. Bởi vậy, tôi luôn nung nấu ý định liên kết với các nhà vườn để mở rộng quy mô, đảm bảo nguồn cung ứng cho người dân, các siêu thị, nhà hàng có nhu cầu”.
Đức Anh
Nghị định 41/2020/NĐ-CP quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (DN), và tiền thuê đất đã thực hiện được hơn 1 tháng. Trước những khó khăn của dịch COVID-19, nghị định như liều thuốc cứu các DN đang ở trong "vũng lầy”. Tuy nhiên, không ít DN bày tỏ lo lắng về điều 4 nghị định này.
(HBĐT) - Ngày 14/5, UBND tỉnh tổ chức họp Ban chỉ đạo (BCĐ) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số cạnh tranh (PCI) tỉnh Hòa Bình để đánh giá chỉ số PCI năm 2019. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp. Cùng dự có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh.
(HBĐT) - Những tháng đầu năm, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới đã làm cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn do sản phẩm tiêu thụ chậm và khó tiêu thụ, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, khan hiếm, chi phí sản xuất, giá thành cao.
(HBĐT) - Quy hoạch sử dụng đất (SDĐ) có vai trò phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, thúc đẩy phát triển KT-XH. Tuy nhiên, chất lượng thực hiện còn nhiều hạn chế, các chỉ tiêu về quy hoạch, kế hoạch SDĐ đạt thấp, sự gắn kết quy hoạch SDĐ với các quy hoạch khác không thống nhất, thường xuyên phải điều chỉnh. UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch SDĐ theo Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, thực hiện nghiêm các chỉ tiêu trong quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Thủ tướng yêu cầu không tăng đột biến giá xăng dầu; không xem xét điều chỉnh tăng giá điện trong năm 2020.
Dù giảm mạnh lãi suất huy động các kỳ hạn huy động tiền đồng dưới 6 tháng, nhiều ngân hàng thương mại vẫn đang duy trì mức lãi suất tiết kiệm cao cho các kỳ hạn dài với mức cao nhất lên tới 9,2%/năm.