(HBĐT) - Có truyền thống chăn nuôi giống lợn đen (lợn bản địa) từ lâu, nhưng chỉ đến khi tham gia HTX chăn nuôi lợn bản địa Mường Pa, các hộ thành viên đến từ các xã Xăm Khòe, Bao La (Mai Châu) mới tiếp cận với kinh tế hàng hóa, thực sự yên tâm với sản phẩm làm ra đảm bảo an toàn, nguồn tiêu thụ ổn định.

 


Hộ thành viên HTX chăn nuôi lợn bản địa Mường Pa, xã xăm Khòe (Mai Châu) đảm bảo nguồn con giống tại chỗ, để giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập. 

Ông Hà Thế Nhiên, Giám đốc HTX chăn nuôi lợn bản địa Mường Pa, xóm Tân Tiến, xã Xăm Khòe, vừa bán lứa lợn bản địa với giá 100.000 đồng/kg, tổng trọng lượng 1,5 tạ, thu được 15 triệu đồng. Trước đó, vào đúng thời điểm Tết Nguyên đán, ông xuất bán 1 tấn lợn, giá bán 150.000 đồng/kg, tổng thu 150 triệu đồng. Các hộ thành viên tiêu biểu có nguồn thu tốt từ chăn nuôi lợn bản địa là: Hà Thị Hiền, Hà Thị Liên ở xóm Báo, xã Bao La duy trì nuôi 12 - 15 con lợn thịt, 2 - 3 con lợn nái, đạt bình quân thu nhập mỗi năm trên, dưới 50 triệu đồng. Đưa chúng tôi đi thăm các hộ thành viên đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi lợn bản địa, ông Hà Thế Nhiên cho biết: Trước đây, các gia đình thường chỉ nuôi vài ba con, chưa nghĩ đến sản xuất quy mô lớn, tập trung. Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, cùng sự đồng hành, giúp đỡ của tổ chức GNI tại Việt Nam, HTX chăn nuôi lợn bản địa Mường Pa ra đời tháng 8/2018, tập hợp 10 thành viên ở 2 xã tham gia. Mô hình HTX được tạo điều kiện, khuyến khích phát triển, nhằm đáp ứng tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất trong xây dựng NTM.     

Lợn bản địa được thị trường tiêu thụ ưa chuộng nhờ chất lượng thịt thơm ngon. Để sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng cao, yếu tố đầu vào có ý nghĩa quyết định. Các hộ thành viên HTX xác định, muốn chăn nuôi hàng hóa trước hết phải chủ động về nguồn con giống, thức ăn. Theo đó, nguồn giống do chính các hộ cung cấp cho nhau bằng việc giữ lại lợn nái mẹ. Nguồn thức ăn chính vẫn là các loại rau dướng, khoai lang, khoai môn, dọc mùng, thân, lá chuối, nhưng được trồng với quy mô hàng nghìn m2 tại khu vực vườn đồi quanh nhà. Một phần vật tư đầu vào là cám, thuốc thú y do HTX cung cấp. Do được nuôi lâu, thường 7-8 tháng mới xuất bán một lần. Quá trình sản xuất, hộ chăn nuôi được hướng dẫn kỹ thuật, kiểm soát các khâu và chăm sóc, phòng bệnh kịp thời, nên chất lượng thịt lợn bản địa đảm bảo an toàn, được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Theo thống kê, HTX hiện duy trì tổng đàn bình quân 120 - 150 con lợn thịt, 20 con lợn nái. Với nguồn vật tư chủ động, phương thức nuôi dân dã, chi phí đầu vào sản xuất, tính cả công nuôi chỉ chiếm khoảng 30-35%, hộ thành viên chăn nuôi lợn thu lãi từ 65-70%. Bên cạnh việc đứng ra đặt hàng với công ty sản xuất cám, HTX còn thực hiện hỗ trợ, liên kết tiêu thụ sản phẩm, giúp hộ thành viên yên tâm về đầu ra. Đặc biệt, thông qua hỗ trợ của tổ chức GNI tại Việt Nam, HTX vừa đưa vào hoạt động lò giết mổ gia súc đầy đủ các khu nuôi nhốt, giết mổ, sơ chế, xử lý chất thải, với công suất thiết kế 20 con/ngày.

Với việc sản xuất, vận hành hoạt động sơ chế thực phẩm tại chỗ, áp dụng quy trình đảm bảo ATTP, là cách thức để lợn bản địa Mường Pa đến với các thị trường lớn thuận lợi, ổn định hơn. Giám đốc HTX chăn nuôi lợn bản địa Mường Pa cho biết: HTX đang tiếp tục kết nạp thêm các hộ thành viên khác, trên cơ sở các nhóm sinh kế ở 2 xã, nhằm phát triển HTX lớn mạnh, góp phần hỗ trợ người chăn nuôi lợn bản địa trên địa bàn tiếp cận với thị trường tiềm năng, có nguồn sinh kế bền vững.
     

 Hồng Ngọc

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục