(HBĐT)- Tháng 11/2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam quả. Từ đó đến nay, cam Cao Phong trở thành nông sản có tiếng trên thị trường. Cấp ủy, chính quyền và người dân trên địa bàn huyện đã nghiêm túc thực hiện nhiều giải pháp, để bảo vệ thương hiệu cam Cao Phong. Đặc biệt, vào thời điểm cuối vụ, khi giá cam cao, vấn đề bảo vệ thương hiệu được thực hiện quyết liệt hơn, nhằm ngăn chặn hành vi trộn cam Cao Phong với cam khác, hoặc bán cam khác nhưng gắn mác cam Cao Phong.

 


Hiện tại, dọc QL6  thuộc khu vực thị trấn Cao Phong (Cao Phong) còn rất ít cửa hàng bán cam Cao Phong.

Niên vụ 2019 - 2020, toàn huyện có khoảng 3.000 ha cây ăn quả có múi (gồm cam, quýt các loại), trong đó, diện tích thời kỳ kiến thiết cơ bản 1.455,4 ha, thời kỳ kinh doanh 1.544,6 ha. Sản lượng niên vụ 2019 - 2020 đạt trên 35.000 tấn. Đến nay, huyện đã thu hoạch được hơn 98% diện tích; giá trị bình quân khoảng 300 - 400 triệu đồng/ha; tổng giá trị khoảng 463,38 - 695,07 tỷ đồng.

Đến giữa tháng 5, hầu hết các vườn trên địa bàn huyện cơ bản đã thu hoạch xong cam. Chủ vườn tập trung chăm sóc quả non chuẩn bị cho niên vụ mới. Sản lượng cam V2 còn lại rất ít, chỉ khoảng dưới 100 tấn. Dọc hai bên QL 6 đoạn qua thị trấn Cao Phong giờ không còn cảnh tấp nập mua bán cam; còn ít cửa hàng có cam để bán. 

Chị Nguyễn Thị Tư, khu 5, thị trấn Cao Phong cho biết: Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch Covid -19, nhu cầu mua cam tăng mạnh. Thời điểm đầu tháng 4, có ngày cửa hàng tôi bán tới hàng chục tấn cam. Hiện, giá cam V2 mua buôn tại vườn dao động từ 45.000 - 50.000 đồng/kg; giá bán lẻ dao động từ 55.000 - 65.000 đồng/kg. Vì vậy, nếu điểm    nào bán cam với số lượng lớn, giá dưới 40.000 đồng/kg mà giới thiệu là cam Cao Phong là không đúng. Cửa hàng đã ký cam kết bảo vệ thương hiệu cam Cao Phong, nên dù cam có đắt tôi cũng kiên quyết nói không với hành vi lấy cam ở nơi khác về trộn với cam Cao Phong. 

Người trồng cam và các hộ kinh doanh cam trên địa bàn huyện có ý thức tốt trong việc bảo vệ thương hiệu cam Cao Phong. 150 hộ kinh doanh cam tự nguyện ký cam kết thực hiện việc bảo vệ thương hiệu như: không trộn cam nơi khác với cam Cao Phong để bán, không sử dụng tem, nhãn mác giả… Từ năm 2019 đến nay, qua kiểm tra, Ban kiểm soát chỉ dẫn địa lý chưa phát hiện hộ kinh doanh nào có hành vi trộn cam ở nơi khác vào bán cùng cam Cao Phong. Có được kết quả trên là nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của ấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác kiểm tra, quản lý chỉ dẫn địa lý Cao Phong. Cụ thể, năm 2015, Ban kiểm soát chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam quả được thành lập. Sau khi thành lập, Ban đã hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thực hiện trồng cam theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn VietGAP, an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ năm 2015 đến nay, huyện có 238 hộ, 1 HTX sản xuất cam theo tiêu chuẩn VietGAP, diện tích 415,36 ha, chủ yếu ở các xã: Bắc Phong, Dũng Phong, Thu Phong, thị trấn Cao Phong. 

Đồng chí Đỗ Minh Ngọc, Phó trưởng Phòng Kinh tế - hạ tầng huyện, Phó trưởng Ban kiểm soát chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho biết: Hàng năm, Ban chủ động xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng, bao bì, tem nhãn sản phẩm theo quy định. Phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 4, Thanh tra Sở KH&CN tổ chức kiểm tra, kiểm soát, đánh giá hoạt động sản xuất, sử dụng chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý. Bên cạnh đó, UBND huyện tăng cường tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng, để người dân biết về thời vụ thu hoạch, nhận biết cam Cao Phong, lựa chọn địa chỉ tin cậy để mua. Xây dựng 2 biển thông báo mùa vụ tại điểm đầu và điểm cuối huyện trên trục QL6, giúp Nhân dân, du khách biết, tránh nhầm lẫn khi mua cam Cao Phong. Tháng 11/2019, huyện ra mắt Hội Sản xuất và kinh doanh cam huyện Cao Phong gắn trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cam trong công tác bảo vệ, phát triển chỉ dẫn địa lý. 

Phòng NN&PTNT huyện Cao Phong khuyến cáo: Hiện nay, sản lượng cam V2 còn rất ít, giá bán lẻ từ 50.000 - 60.000 đồng/kg. Dự kiến, đến đầu tháng 6 sẽ kết thúc niên vụ 2019 - 2020. Phòng NN&PTNT huyện sẽ tham mưu cho UBND huyện ban hành văn bản công bố hết niên vụ cam 2019 - 2020, phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng; dựng 2 biển thông báo hết vụ cam tại điểm đầu và điểm cuối huyện, để thông báo tới khách hàng trong, ngoài tỉnh biết cam Cao Phong đã hết, tránh trường hợp mua phải cam ở nơi khác gắn mác cam Cao Phong.


 Thu Thủy

Các tin khác


Dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn đạt trên 500 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Ngân hàng CSXH tỉnh, thực hiện chương trình cho vay hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn theo Quyết định số 31/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đến hết tháng 4/2020, doanh số cho vay đạt 46,5 tỷ đồng, cho 1.309 hộ vay vốn. Doanh số thu nợ trong tháng 4 đạt hơn 8,1 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm là 32,7 tỷ đồng.

Cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thi công đường thành phố Hòa Bình - Bình Thanh 

(HBĐT) - Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 có ý nghĩa quan trọng, mở ra cơ hội lớn khai thác tiềm năng, phát triển du lịch hồ Hòa Bình. Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thi công đường TP Hòa Bình - Bình Thanh (Cao Phong) chậm, không đáp ứng yêu cầu tổ chức thi công để hoàn thành theo kế hoạch.

Nghị định 41 về gia hạn nộp thuế: Doanh nghiệp còn nhiều lo lắng

Nghị định 41/2020/NĐ-CP quy định việc gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp (DN), và tiền thuê đất đã thực hiện được hơn 1 tháng. Trước những khó khăn của dịch COVID-19, nghị định như liều thuốc cứu các DN đang ở trong "vũng lầy”. Tuy nhiên, không ít DN bày tỏ lo lắng về điều 4 nghị định này.

Đánh giá kết quả Chỉ số PCI 2019: Từng sở, ngành, địa phương phải cố gắng nhiều hơn

(HBĐT) - Ngày 14/5, UBND tỉnh tổ chức họp Ban chỉ đạo (BCĐ) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và nâng cao chỉ số cạnh tranh (PCI) tỉnh Hòa Bình để đánh giá chỉ số PCI năm 2019. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ chủ trì cuộc họp. Cùng dự có đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó chủ tịch UBND tỉnh.

4 tháng, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 13.705 tỷ đồng

(HBĐT) - Những tháng đầu năm, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở trong nước và trên thế giới đã làm cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn do sản phẩm tiêu thụ chậm và khó tiêu thụ, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, khan hiếm, chi phí sản xuất, giá thành cao.

Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất

(HBĐT) - Quy hoạch sử dụng đất (SDĐ) có vai trò phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai, thúc đẩy phát triển KT-XH. Tuy nhiên, chất lượng thực hiện còn nhiều hạn chế, các chỉ tiêu về quy hoạch, kế hoạch SDĐ đạt thấp, sự gắn kết quy hoạch SDĐ với các quy hoạch khác không thống nhất, thường xuyên phải điều chỉnh. UBND tỉnh đang tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch SDĐ theo Luật Quy hoạch, Luật Đất đai, thực hiện nghiêm các chỉ tiêu trong quy hoạch, kế hoạch SDĐ đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục