(HBĐT) - Theo báo cáo của Sở Xây dựng, tính đến hết quý I/2020, tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đã đạt mức 25%.

 
Dù được quan tâm đầu tư, nhưng sức ảnh hưởng, tác động của thành phố Hòa Bình đến vùng Tây Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội còn thấp, chưa thực sự phát huy vai trò đô thị trung tâm vùng.

Có được kết quả này là do thực hiện Nghị quyết số 830/NQ-UBTVQH14 về việc sắp xếp, các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Trong đó, thành phố Hòa Bình đã nhập toàn bộ diện tích tự nhiên của huyện Kỳ Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 20.492ha và dân số 34.044 người. Đồng thời, lập mới 3 phường, đưa thành phố Hòa Bình thành đơn vị hành chính gồm 10 phường, 9 xã; huyện Lương Sơn được Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV. Do dân số nội thị tăng thêm do sáp nhập một phần của 2 xã Nhuận Trạch và Hòa Sơn đã đạt tiêu chí dân số nội thị (tăng thêm khoảng 18.000 người); thị trấn Đà Bắc được nhập một phần của xã Tu Lý được mở rộng dân số thị trấn (nội thị) được tăng thêm 2.125 người; thị trấn Bo (Kim Bôi) được nhập thêm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Hạ Bì và xã Kim Bình vào thị trấn Bo. Theo đó, dân số nội thị của thị trấn Bo được tăng thêm 11.466 người; thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) được nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Liên Vũ vào thị trấn Vụ Bản. Dân số nội thị tăng thêm 4.805 người; thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) được thành lập từ thị trấn Thanh Hà và xã Thanh Nông, dân số thị trấn Ba Hàng Đồi 7.372 người (dân số nội thị tăng thêm 5.203 người); thị trấn Chi Nê được nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Lạc Long vào thị trấn Chi Nê (dân số nội thị tăng thêm 1.659 người); thành lập thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) trên cơ sở sáp nhập thị trấn Mường Khến, xã Quy Hậu và xã Mãn Đức (dân số nội thị được tăng thêm do sáp nhập 9.827 người).

Tuy nhiên, chất lượng đô thị trên địa bàn tỉnh không đồng đều. Hiện tại, chỉ có thành phố Hòa Bình được xây dựng tập trung là đô thị trung tâm với nhiều cơ sở hạ tầng và kinh tế xã hội được đầu tư xây dựng. Tuy vậy sức ảnh hưởng, tác động của thành phố Hoà Bình trong những năm qua đến vùng Tây Bắc và vùng Thủ đô Hà Nội còn thấp, chưa thực sự phát huy vai trò đô thị trung tâm vùng. Các thị trấn hiện nay chất lượng đô thị còn kém, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của các đô thị còn thấp, chưa đồng bộ. Các đô thị của tỉnh đều có diện tích nhỏ, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu thốn, quy mô và mật độ dân số đều không đạt các tiêu chí phân loại đô thị. Trong khi đó, nguồn lực để thực hiện đầu tư dựng xây hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn hạn chế.

P.V

Các tin khác


Thiết thực hoạt động hỗ trợ xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Nhằm tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM), ngay từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về thực hiện chương trình, trong đó xác định 6 mục tiêu trọng tâm, 11 nhóm giải pháp để hoàn thành kế hoạch. Các nội dung trọng tâm của chương trình được đẩy mạnh thực hiện, mang lại kết quả rõ nét.

Thúc đẩy thị trường đầu ra bền vững cho nông sản

(HBĐT) - Nông dân trong tỉnh đang triển khai thu hoạch các loại rau, củ, quả chính vụ. Việc tiêu thụ một số sản phẩm nông sản đầu vụ khá thuận lợi, nhiều loại được giá, được mùa. Tuy nhiên, để giá cả ổn định suốt vụ, có thị trường đầu ra bền vững là vấn đề tiếp tục được đặt ra.

Thủ tướng Chính phủ: Vùng KTTĐ phải đi đầu phục hồi phát triển kinh tế sau dịch

Sáng 26/5, chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về phát triển vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ: Lãnh đạo các địa phương trong vùng cần đề cao trách nhiệm trong phát triển kinh tế vùng, không nên coi đây là sinh hoạt câu lạc bộ mà phải thực sự tận tâm, tận lực vì sự phát triển của cả vùng, của đất nước và từng địa phương. "Không có địa phương nào có thể phát triển bền vững nếu các địa phương lân cận kém phát triển”.

Thành phố Hòa Bình tìm hướng phát triển kinh tế tập thể

(HBĐT) - Thời gian qua, triển khai thực hiện Luật HTX năm 2012, hoạt động kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn TP Hòa Bình đã có chuyển biến, tuy nhiên, chất lượng, quy mô, hiệu quả hoạt động chưa cao; cơ chế, chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển HTX thiếu đồng bộ, nhất là chính sách tín dụng, vay vốn của các HTX gặp nhiều khó khăn. Ban chỉ đạo phát triển KTTT TP Hòa Bình đang tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho kinh tế hợp tác, HTX.

Toàn tỉnh thu hoạch gần 30% diện tích lúa chiêm xuân

(HBĐT) - Các địa phương trong toàn tỉnh đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa vụ chiêm xuân. Theo Sở NN&PTNT, hiện, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 4.000 ha trên diện tích 15.403 ha, đạt gần 30% tổng diện toàn vụ, tập trung chủ yếu ở các huyện: Lạc Thủy, Kim Bôi, TP Hòa Bình, Lương Sơn…

UBND tỉnh đôn đốc tiến độ thực hiện các chương trình, dự án đầu tư xây dựng

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND tỉnh tổ chức họp đôn đốc tiến độ thực hiện các chương trình, dự án do các sở, ngành, UBND huyện làm chủ đầu tư, gồm: NN&PTNT, Y tế, GD&ĐT, UBND huyện Lương Sơn, Mai Châu, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục