(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy đang có nhiều khởi sắc trong diện mạo nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nếu so với 5 năm trước, hành trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tiến được một chặng đường dài. Trên chặng đường đó, xuất hiện dấu ấn nổi bật của chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp - vốn được xác định là động lực mạnh mẽ để huyện xây dựng NTM thành công.


Nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) sản xuất chè theo vùng tập trung, giúp nâng cao giá trị sản phẩm.

Sau khi sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, huyện Lạc Thủy hiện có 8 xã, 2 thị trấn. Đến cuối tháng 5/2020, đã có 6/8 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, còn 2 xã là Hưng Thi, Thống Nhất đạt 18 tiêu chí/xã; bình quân đạt 18,5 tiêu chí/xã. Kết quả này tạo đà thuận lợi để huyện phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2020.

Cùng với kết quả xây dựng NTM, ấn tượng nổi bật khi đến với Lạc Thủy là sự đồng bộ về cơ sở hạ tầng thiết yếu, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn được cải thiện rõ rệt. Trong sự phát triển chung, ngành nông nghiệp đang tiếp thêm sức mạnh khi quyết tâm hiện thực hóa các mục tiêu tái cơ cấu giai đoạn 2016 - 2020.

Đồng chí Ngọ Đình Tâm, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện trao đổi: Tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 là chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với huyện Lạc Thủy. Trọng tâm là phát triển nông sản hàng hóa lợi thế, có sức cạnh tranh trên thị trường, hiện thực hóa bằng các chương trình ưu tiên; tăng hàm lượng KHCN, nâng giá trị, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa lợi thế theo yêu cầu của thị trường; tái cơ cấu từng sản phẩm đồng bộ về quy mô, hình thức tổ chức sản xuất, nguồn giống, công nghệ, thị trường, chính sách; đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, dồn điền, đổi thửa, chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng có giá trị kinh tế cao… Đặc biệt, để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, tái cơ cấu nông nghiệp tập trung vào các giải pháp đẩy mạnh sản xuất sản phẩm chủ lực, có lợi thế như cây ăn quả có múi, cây dược liệu, chè, lúa chất lượng cao, gà, dê, ong lấy mật...

Được biết, Lạc Thủy là một trong những địa phương đi đầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Kết quả, trên địa bàn đã xuất hiện các vùng sản xuất tập trung, cho giá trị gia tăng cao như: vùng cây ăn quả có múi với tổng diện tích trên 1.200 ha, mỗi ha cam cho thu nhập trung bình khoảng 400 triệu đồng/niên vụ, mỗi ha bưởi cho thu nhập trung bình trên 250 triệu đồng/niên vụ; các loại cây mía, chuối, thanh long, bí xanh trồng theo vùng tập trung cũng cho giá trị thu nhập cao hơn với mức bình quân trên 150 triệu đồng/ha... Dự kiến đến cuối năm 2020, giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác đạt khoảng 135 triệu đồng/năm. Thống kê trong giai đoạn 2016 - 2020, tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành trồng trọt đạt 9,05%/năm, vượt 1,95% so với kế hoạch. Cùng với đó, giá trị sản xuất các ngành chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản cũng tăng cao, phát triển ngành nghề nông thôn có nhiều chuyển biến, với sự vào cuộc của hàng trăm doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, đặc biệt là quyết tâm của trên 10 nghìn hộ tham gia sản xuất nông nghiệp. Đây là kết quả ấn tượng cho thấy, huyện Lạc Thủy đang đi đúng hướng trong hành trình tái cơ cấu nông nghiệp, tạo thêm động lực mạnh mẽ để huyện xây dựng NTM thành công.


Thu Trang


Các tin khác


Xăng và dầu tăng thêm gần 1.000 đồng

Chiều 28-5, Liên Bộ Công thương - Tài chính quyết định tăng giá xăng E5RON92 thêm 882 đồng/lít; tăng giá xăng RON95-III thêm 890 đồng/lít; tăng giá dầu diesel 0.05S thêm 892 đồng/lít; tăng giá dầu hỏa thêm 875 đồng/lít; tăng giá dầu mazut 180CST 3.5S thêm 947 đồng/kg.

Thủ tướng: Cần tiếp tục lấy thêm ý kiến chuyên gia về đề án cải cách tiền lương

Thủ tướng đề nghị cần tiếp tục lấy thêm ý kiến chuyên gia để có đề án cải cách tiền lương chất lượng, mang tính tổng thể, đồng bộ, phù hợp với đặc thù hệ thống chính trị, những lĩnh vực chuyên môn, tạo được động lực và đồng thuận xã hội.

Cây bí xanh cho hiệu quả kinh tế cao ở xã Đoàn Kết

(HBĐT) - Về xã Đoàn Kết (Yên Thủy) những ngày này, khi các ruộng bí xanh vừa cho thu hoạch, trên cánh đồng nông dân tập trung chăm sóc, chuẩn bị cho vụ tiếp theo với không khí náo nhiệt. Sau vụ, nhiều hộ dân đã có thu nhập vài chục triệu đồng từ bí xanh.

Quản lý an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản

(HBĐT) - Thời gian qua, Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản (Chi cục) đã tham mưu cho Sở NN&PTNT ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp; kiểm tra điều kiện đảm bảo ATTP tại các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, kinh doanh thịt gia súc, gia cầm; nuôi trồng, kinh doanh thủy sản; trồng trọt, cung ứng rau, củ, quả; sản xuất, kinh doanh giò chả, nhằm xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Cơ cấu lại ngành công nghiệp đảm bảo thực chất

(HBĐT) - Ngày 30/5/2017, BCH Đảng bộ tỉnh ban hành Kế hoạch số 92-KH/TU thực hiện Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII) về một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế, phấn đấu đưa kinh tế tỉnh Hòa Bình sớm đạt trình độ phát triển trung bình của cả nước vào năm 2020.

Đường Kỳ Sơn - Pheo Chẹ xuống cấp ngày càng nghiêm trọng

(HBĐT) - Đường 445 từ phường Kỳ Sơn đi Pheo Chẹ - Ba Vì (Hà Nội) qua các xã Thịnh Minh, Hợp Thành (TP Hòa Bình) xuống cấp ngày càng nghiêm trọng, giao thông đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến giao thương, thúc đẩy KT-XH.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục