(HBĐT) - Bắt đầu từ năm 2020, toàn tỉnh chính thức khởi động việc xây dựng quy trình chuyển hóa đất canh tác hiện có, sang canh tác đáp ứng các tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ (NNHC); các huyện, thành phố xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ có lợi thế. Kết quả thực hiện trong năm 2020 sẽ làm cơ sở mở rộng, hình thành mới các chuỗi liên kết tiếp theo, gắn với vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo thêm động lực để phát triển mạnh mẽ NNHC - xu hướng đang được xác định là tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại.



Trang trại Hòa Bình Organic (Yên Thủy) sản xuất theo phương pháp hữu cơ, để tạo ra các sản phẩm rau đạt tiêu chuẩn organic Việt Nam và quốc tế, an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.

Theo Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có khoảng 88,5 nghìn ha đất sản xuất nông nghiệp, chiếm trên 19,2% diện tích đất tự nhiên. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành nông nghiệp đạt trên 4%/năm, song chủ yếu thông qua tăng vụ, tận dụng các yếu tố đầu vào để tăng năng suất, giá trị cây trồng. Theo đó, đã sử dụng rộng rãi 182 loại phân bón vô cơ, 151 hoạt chất với 226 tên thương phẩm thuốc BVTV, 114 hoạt chất với 171 tên thương phẩm thuốc trừ bệnh, 37 hoạt chất với 70 tên thương phẩm thuốc trừ cỏ và nhiều loại thuốc diệt chuột, điều hòa sinh trưởng, dẫn dụ côn trùng, thuốc trừ ốc... làm thoái hóa đất, tăng nguy cơ mất an toàn thực phẩm, phá hủy hệ môi trường sinh thái và ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Xác định cần từng bước thay đổi thực tế này, Sở NN&PTNT cho rằng, việc chuyển dịch sản xuất nông nghiệp sang an toàn, hữu cơ là yêu cầu bức thiết. Thông qua không sử dụng phân và hóa chất vô cơ, người tiêu dùng được sử dụng nông sản an toàn, chất lượng. Đây chính là động lực quan trọng để toàn tỉnh đẩy mạnh phát triển NNHC. Đến thời điểm này, tỉnh đã có các cơ sở đầu tiên được chứng nhận sản xuất đạt tiêu chuẩn hữu cơ là liên nhóm hữu cơ Lương Sơn (gồm 15 nhóm và 1 HTX), nông trại hữu cơ Linh Dũng (Kim Bôi), trang trại Thủy Thiên Nhu (Lạc Thủy), trang trại Hòa Bình Organic (Yên Thủy)...

Tại nông trại Linh Dũng, để áp dụng thành công quy trình sản xuất NNHC trên cây có múi, nông trại đã tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện về quản lý hệ sinh thái, đất canh tác, nguồn nước, biện pháp phòng ngừa ô nhiễm, xử lý cỏ dại và tàn dư thuốc BVTV… Đồng thời, thực hiện tốt quy trình sản xuất NNHC, bao gồm từ khâu lựa chọn loài và giống cây trồng phù hợp, ghi chép, lưu giữ hồ sơ, quản lý sử dụng phân bón, phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại, đến khâu thu hái, sơ chế, vận chuyển sản phẩm… Trên quy mô 3,2 ha, nông trại canh tác theo chuẩn hữu cơ các loại cây có múi, từ đó, cung cấp ra thị trường 8 loại quả có múi hữu cơ, 5 sản phẩm hữu cơ sơ chế, 4 sản phẩm phục vụ sản xuất hữu cơ.

Còn tại HTX Hà Phong, xã Bắc Phong (Cao Phong) - một trong những đơn vị dẫn đầu về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong. Đến nay, trên 200 ha thâm canh cây cam của HTX được áp dụng hoàn toàn quy trình sản xuất VietGAP. Xác định cần từng bước hướng tới sản xuất cam hữu cơ, HTX triển khai mô hình "Cam hữu cơ theo chuỗi sản xuất và chế biến ra các sản phẩm từ quả cam tươi”. Cùng với nỗ lực nâng cao giá trị cho sản phẩm cam Cao Phong theo hướng đẩy mạnh sản xuất NNHC, thời gian tới, HTX tiếp tục chú trọng xúc tiến thương mại để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.

Đồng chí Trần Văn Tiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT nhìn nhận: Thị trường đang rộng mở đối với các nông sản chủ lực đã được chứng nhận của tỉnh, trong đó, nông sản hữu cơ luôn khẳng định được sức hút nổi bật. Bởi đó là các sản phẩm tiêu biểu nhất cho các giá trị "sạch” mà ngành nông nghiệp đang hướng tới: môi trường sản xuất sạch, hệ sinh thái sạch, sản phẩm sạch, tuyệt đối an toàn cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng. Chính vì thế, trong giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030, tỉnh đã chú trọng triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù để thúc đẩy sản xuất NNHC, coi đây là một trong những giá trị cốt lõi nhất để ngành nông nghiệp tăng trưởng mạnh hơn, bám sát xu hướng tất yếu của nền sản xuất nông nghiệp hiện đại.

Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2020, toàn tỉnh sẽ chính thức khởi động lộ trình phát triển NNHC theo Đề án "Phát triển NNHC tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đề án áp dụng đối với các sản phẩm trồng trọt, gồm: rau xanh, quả có múi, nhãn, ổi, na, mía ăn tươi, dược liệu, lúa, chè, lâm sản ngoài gỗ; các sản phẩm chăn nuôi gồm: cá nuôi lồng, đại gia súc, dê lai, lợn bản địa, gà thả vườn. Đối tượng thực hiện là các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình trực tiếp thực hiện, hoặc tham gia các mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản hữu cơ thuộc phạm vi đề án. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 932 tỷ đồng.

Trong khuôn khổ đề án, các huyện, thành phố đều vào cuộc với nỗ lực thúc đẩy sản xuất NNHC. Trước mắt, trong năm 2020, huyện Lương Sơn sẽ xây dựng sản phẩm rau hữu cơ quy mô 20 ha, sản phẩm dê hữu cơ quy mô 500 con; huyện Tân Lạc xây dựng sản phẩm bưởi hữu cơ tại 2 xã Đông Lai, Thanh Hối; huyện Đà Bắc xây dựng sản phẩm gạo hữu cơ tại xã Mường Chiềng; các huyện Cao Phong, Kim Bôi xây dựng sản phẩm cam hữu cơ; huyện Mai Châu, TP Hòa Bình xây dựng sản phẩm cá hữu cơ, quy mô khởi động là 100 lồng/địa bàn… Kết quả thực hiện các mô hình chuỗi trong năm 2020 sẽ được đánh giá để làm cơ sở mở rộng, hình thành mới các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản hữu cơ gắn với xây dựng một số nông sản chủ lực tại các vùng sản xuất tập trung. Phấn đấu đến năm 2025, phát triển được 16 loại sản phẩm hữu cơ lợi thế, mỗi huyện, thành phố có ít nhất 1 chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản hữu cơ được chứng nhận, xây dựng được quy trình chuyển hóa đất canh tác hiện có sang canh tác đáp ứng các tiêu chuẩn NNHC…


Thu Trang


Các tin khác


Tìm cách chơi với những “người khổng lồ”

Hơn 30 năm mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đến nay vẫn chưa có đại diện nào của EU lọt vào tốp 10 quốc gia có đầu tư lớn nhất ở Việt Nam. Trong bối cảnh đó, Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA) được kỳ vọng sẽ là cú huých để Việt Nam đón sóng đầu tư lớn từ châu Âu ngay tại thời điểm dòng vốn FDI dịch chuyển sau đại dịch Covid-19.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc xúc tiến tiêu thụ vải thiều tỉnh Bắc Giang

(HBĐT) - Ngày 6/6, tỉnh Bắc Giang phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT tổ chức Hội nghị trực tuyến Xúc tiến tiêu thụ vải thiều năm 2020 với 62 điểm cầu ở tất cả các tỉnh, thành phố trong nước và 4 điểm cầu ở tỉnh Quảng Tây và Vân Nam (Trung Quốc).

Xây dựng thương hiệu "Bưởi Yên Thủy" - hướng tới thị trường bền vững 

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hòa Bình, có diện tích tự nhiên trên 28.000 ha; trong đó, diện tích đất trồng cây lâu năm hơn 1.000 ha. Xác định nông nghiệp chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu ngành kinh tế của địa phương, những năm qua, huyện đã đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng NTM. Chú trọng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhất là việc trồng, nhân rộng diện tích cây có múi, trọng tâm là cây bưởi.

Sắc màu những miền quê tại huyện nông thôn mới

(HBĐT) - Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) tạo đột phá, làm thay đổi diện mạo nông thôn huyện Lương Sơn. Giờ đây, Lương Sơn trù phú, bình yên; mỗi xóm, làng là một miền quê khởi sắc với cảnh quan xanh - sạch - đẹp. Những người con xa quê, nay trở về không khỏi ngỡ ngàng trước sự đổi thay của quê hương.

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA

(HBĐT) - Sáng 5/6, Bộ Công Thương phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc "Hỗ trợ doanh nghiệp SMEs tận dụng cơ hội, thực thi hiệu quả EVFTA". Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu của tỉnh có lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh; đại diện các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu.

Quy hoạch sử dụng đất - "chìa khóa" phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (SDĐ) các cấp được lập và phê duyệt để đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của các địa phương theo chu kỳ thời gian cụ thể đã xác định. Những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo để việc quy hoạch, kế hoạch SDĐ dần tích hợp, thống nhất với quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, xây dựng đô thị, xây dựng xã NTM, cũng như quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có SDĐ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục