(HBĐT) - Dự án đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) là dự án nằm trong các công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, có ý nghĩa quan trọng trong phát triển không gian đô thị, thương mại, dịch vụ cho TP Hòa Bình. Chủ đầu tư đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan giải quyết khó khăn về mặt bằng, chỉ đạo, đôn đốc nhà thầu huy động tổng lực thi công bảo đảm chất lượng các hạng mục công trình, đặt mục tiêu hoàn thành vào tháng 9/2020.



Nhà thầu tổ chức thi công công trình dự án đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình).

Những ngày đầu tháng 6, chúng tôi có mặt trên công trường thi công dự án đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng. Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm, nhiệt độ ngoài trời lên cao. Tuy nhiên, đây cũng là thời gian cao điểm chạy đua với tiến độ tại công trình này. Dự án đang đứng trước sức ép tiến độ, chính thức khởi công vào cuối tháng 1/2020, dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Tuy nhiên, chủ đầu tư và nhà thầu phấn đấu hoàn thành vào tháng 9/2020 để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

Kỹ sư Hoàng Quốc Việt, Công ty CP Đầu tư Năng lượng Xây dựng Hoàng Sơn cho biết: Nhận thức đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Đơn vị huy động tối đa nhân lực, máy móc, tổ chức thi công đồng loạt nhiều hạng mục theo biểu đồ tiến độ của chủ đầu tư. Các hạng mục thi công thay đổi từng ngày để theo kịp tiến độ cam kết. Tại hạng mục cầu vượt quy hoạch, đã thi công 28/28 cọc; đổ bê tông mố M1 trái tuyến, M2 phải tuyến; đổ bê tông bệ mố M1 phải tuyến; thi công đúc dầm L= 24m được 4 phiến. Hạng mục cầu Sủ Ngòi đã đúc dầm 18 m được 21/24 phiến; khoan nhồi trụ T1, T2, M2 số lượng 38/68 cọc; đổ bê tông tấm bản T2 được 450 tấm; đóng cọc ván thép, đào hố móng trụ T1, T2 đơn nguyên bên phải. Đối với hạng mục tường chắn đã hoàn thành đúc cọc theo hồ sơ thiết kế được 1.370/1.370 cọc. Đồng thời, hoàn thành công tác ép cọc đại trà. Đổ bê tông móng tường chắn, gia công cốt thép từ liên 4-11 trái tuyến. Đến nay, giá trị khối lượng hoàn thành đạt 22% giá trị hợp đồng. Nếu mặt bằng thuận lợi sẽ phấn đấu hoàn thành tiến độ theo kế hoạch của chủ đầu tư.

Tuy nhiên, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) gặp khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ dự án. Tổng số hộ bị ảnh hưởng trong phạm vi GPMB khoảng 159 hộ (287 thửa đất bị ảnh hưởng). Trong quá trình triển khai công tác GPMB, một số hộ không nhất trí về phương án đền bù đất 1 vụ lúa và phương án đền bù tài sản khác trên đất. Chủ đầu tư đã phối hợp chính quyền triển khai công tác GPMB, đã có 88/91 hộ nhận tiền. Còn lại 3 hộ (với 4 thửa đất) không nhận tiền vì các lý do: Đơn giá đền bù cây cối, hoa màu thấp, chênh lệch đơn giá giữa đất màu và đất 2 vụ lúa; diện tích đất trên bản đồ trích đo thiếu so với thực tế. Ban quản lý (BQL) đã phối hợp các bên liên quan đo đạc lại, kết quả diện tích không thay đổi (do hộ dân đo thước dây trên thửa đất có độ dốc chéo gần bờ suối). Trung tâm Phát triển quỹ đất đã có Văn bản số 399, ngày 14/5/2020 về việc đề nghị UBND TP Hòa Bình cưỡng chế thu hồi đất của 3 hộ trên. Sau khi có hồ sơ thiết kế điều chỉnh hạng mục cầu Sủ Ngòi về cải tạo nắn dòng suối, BQL đã mời đơn vị trích đo đo đạc bổ sung cho các hộ bị ảnh hưởng, ngày 26/5/2020, BQL đã có văn bản gửi UBND thành phố về việc thu hồi đất bổ sung đợt 2. Hiện nay, vẫn chưa có quyết định phê duyệt phương án bồi thường đối với 18 hộ dân (ở vị trí xen kẹp), không có mặt bằng sạch nên nhà thầu chưa thể đẩy nhanh tiến độ thi công nền đường từ quốc lộ 6 đến đê Quỳnh Lâm. Đối với hạng mục di chuyển hạ tầng, BQL đã gửi văn bản đề nghị Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện các thủ tục để di dời.

Dự án đường kết nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) có tổng mức đầu tư 220 tỷ đồng, thiết kế gồm tuyến chính dài 738,76 m, bề mặt rộng 36 m, nền đường 24 m và tuyến đường gom. Dự án có 2 vị trí cầu, gồm: cầu Sủ Ngòi, bề rộng cầu 36 m (mặt cắt ngang gồm 2 đơn nguyên cầu, mỗi đơn nguyên rộng 17m), dải phân cách giữa rộng 2 m. Cầu vượt đường quy hoạch, bề rộng cầu 25 m (mặt cắt ngang gồm 2 đơn nguyên cầu, mỗi đơn nguyên rộng 11,5 m, dải phân cách giữa 2 m.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Giám đốc BQL dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông cho biết: BQL phối hợp với các đơn vị liên quan và chính quyền thành phố giải quyết dứt điểm công tác GPMB, bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu triển khai nhiều mũi thi công, phối hợp với tư vấn giám sát, chỉ đạo nhà thầu thi công bảo đảm tiến độ và chất lượng các hạng mục, tuân thủ đầy đủ quy trình thi công và hồ sơ thiết kế. Tinh thần chung phấn đấu cao nhất để hoàn thành công trình theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.


L.C


Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục