(HBĐT) - Những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu và phát triển nhanh ngành thương mại, dịch vụ theo hướng nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có năng lực cạnh tranh. Đồng thời, thực hiện mục tiêu phát triển theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng.

 


Thành phố Hòa Bình hiện có nhiều siêu thị, trung tâm thương mại đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân. Ảnh chụp tại siêu thị Vinmart -Vincom Plaza.

Hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển theo hướng tích cực, hàng hóa phong phú, nguồn cung dồi dào, đảm bảo nhu cầu mua sắm của người dân. Ngành Công Thương đã chủ động xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư cơ sở hạ tầng thương mại; đầu tư, phát triển hệ thống hạ tầng thương mại theo quy hoạch; tăng cường vai trò quản lý Nhà nước về phân phối, bán lẻ, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển... Ngành đã tham mưu Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 03, ngày 28/12/2015 về phát triển thương mại giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025; Kết luận số 12, ngày 28/12/2015 của BTV Tỉnh ủy về Đề án "Nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030". Đồng thời, chủ động tham mưu UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống Trung tâm hội chợ triển lãm, Trung tâm xúc tiến thương mại, kho hàng hóa, kho ngoại quan giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2025; Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, có xét đến 2030. Việc tổ chức công bố các quy hoạch sau khi phê duyệt được thực hiện kịp thời, góp phần định hướng phát triển cho các địa phương, tổ chức KT - XH; làm căn cứ xây dựng các kế hoạch phát triển KT - XH của các huyện, thành phố.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng, triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp thương mại trong hoạt động kinh doanh. Khuyến khích, tạo điều kiện giúp các thành phần kinh tế phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ. Tập trung nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện mạng lưới kết cấu hạ tầng như: mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng lớn... và hệ thống bán buôn, bán lẻ trên từng địa bàn, tạo điều kiện cho ngành thương mại phát triển hài hòa, hợp lý.

Ông Trần Văn Anh, quê ở Hưng Yên, lên sinh sống, làm ăn ở TP Hòa Bình hơn 10 năm nay chia sẻ: Nơi đây có sự đổi thay nhanh chóng, thành phố trước đây chỉ có chợ Phương Lâm và một vài đại lý ở phường Phương Lâm, Đồng Tiến gọi là có quy mô. Người dân muốn mua sắm các tiện nghi cao cấp, hiện đại thì phải về Hà Nội. Nhưng mấy năm gần đây, TP Hòa Bình đã trở thành trung tâm mua sắm khá sầm uất của tỉnh và vùng lân cận, với các siêu thị, trung tâm thương mại chuyên nghiệp, hiện đại, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dân.

Hiện, toàn tỉnh có 95 chợ, trong đó 1 chợ đạt tiêu chuẩn hạng I, 10 chợ hạng II, 84 chợ hạng III. Ngoài ra, phát triển nhiều siêu thị, trung tâm thương mại như: AP Plaza, Vincom Plaza, Vì Hòa Bình, siêu thị Sách, Vinmart, Hoàng Sơn Plaza, Đại Bình Phát, siêu thị điện máy Tám Oanh… và ngày càng xuất hiện nhiều cửa hàng mua sắm tự chọn, tiện ích.

Kinh tế phát triển, mức sống của người dân được nâng lên, nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Theo đó, tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của tỉnh bình quân 5 năm (2016-2020) tăng 19,3%/năm. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu giai đoạn đến năm 2020 ước đạt 1.907  triệu  USD, bình quân 5 năm đạt 28,5%/năm, tăng gấp 3,5 lần so với tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu năm 2015. Trong tỉnh có hơn 900 doanh nghiệp và hơn 30.000 hộ kinh doanh cá thể hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch. Đồng thời, từng bước phát triển loại hình thương mại điện tử. Hiện, toàn tỉnh có gần 3.000 doanh nghiệp sử dụng ứng dụng điện tử trong giao dịch. Một số cửa hàng kinh doanh tại TP Hòa Bình và trung tâm các huyện đã triển khai bán hàng trực tuyến, phương thức thanh toán điện tử, giúp đẩy nhanh thời gian thanh toán, thúc đẩy giao thương.

Theo đánh giá của đồng chí Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Sở Công Thương, Sở thường xuyên, kịp thời phổ biến, hướng dẫn chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực thương mại, dịch vụ tới các thành phần kinh tế. Chủ trì, phối hợp với ngành liên quan giải quyết các lĩnh vực quản lý Nhà nước về thương mại, dịch vụ, công tác quản lý mạng lưới bán buôn, bán lẻ, lĩnh vực xuất, nhập khẩu, bình ổn thị trường, quản lý các mặt hàng kinh doanh có điều kiện và hạn chế kinh doanh… Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác xúc tiến thương mại theo hướng tập trung tuyên truyền, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho một số hàng hóa, dịch vụ đặc trưng tiêu biểu của địa phương...

Tuy nhiên, Sở Công Thương cũng đánh giá, hiện nay, hạ tầng các chợ truyền thống của tỉnh xuống cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu giao thương của Nhân dân. Việc thu hút nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn ngoài ngân sách để cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các chợ truyền thống ở vùng sâu, vùng xa còn hạn chế. Thương mại chưa khai thác, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đặc biệt đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp. Vai trò gắn kết giữa sản xuất với tiêu thụ còn hạn chế; chưa hình thành, phát triển được thị trường xuất khẩu những mặt hàng nông sản chủ lực. Đến nay, một số sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh như các loại quả có múi, rau ngắn ngày, thịt gia súc, gia cầm… chưa được chế biến sâu, chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước nên giá trị gia tăng thấp, hiệu quả sản xuất, kinh doanh chưa cao… Những hạn chế này cần có những giải pháp sát thực để khắc phục nhằm đưa hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng của tỉnh.

                                                             Bình Giang


Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục