(HBĐT) - Chiều 7/7, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc về tình hình triển khai thi công và công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp tuyến đường tỉnh 435 (đoạn TP Hòa Bình - Cao Phong). Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đoàn công tác kiểm tra thực địa công tác giải phóng mặt bằng đường tỉnh (435, địa phận phường Thái Bình (TP Hòa Bình).
Dự án cải tạo, nâng cấp đường tỉnh 435 được giãn hoãn tiến độ theo nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 2899, ngày 20/2/2019 của UBND tỉnh, có tổng mức đầu tư 248 tỷ đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng 42 tháng; khởi công tháng 11/2016; thời gian hoàn thành tháng 5/2020. Kế hoạch vốn được giao đến nay là 205,46 tỷ đồng, đạt 72%; giải ngân đạt 167,4 tỷ đồng, đạt 81,5% số vốn giao.
Tính đến ngày 2/7 đã bàn giao 9,55/10,2 km mặt bằng. Hiện, thời gian thực hiện hợp đồng đã hết, tuy nhiên, công tác GPMB gặp nhiều vướng mắc, vẫn chưa hoàn thiện. TP Hòa Bình có 9 đợt phê duyệt phương án bồi thường cho 217/227 hộ. Huyện Cao Phong có 7 đợt phê duyệt phương án bồi thường. Do các lần phê duyệt cách xa nhau và mặt bằng bàn giao không liền mạch, dẫn đến nhà thầu không tổ chức được nhiều mũi và dây chuyền thi công theo kế hoạch, làm hao phí nhân lực, vật lực. Một số hộ không đồng thuận với giá đền bù GPMB cũng ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Công tác thi công nền đường bằng vật liệu nổ công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, toàn tuyến còn 2 vị trí có khối lượng đá cần phải thi công bằng vật liệu nổ công nghiệp. Đoạn đường đi qua khu vực đông dân cư, việc thi công nền đường sử dụng lu rung bị các hộ phản đối. Việc di chuyển hạ tầng kỹ thuật ra khỏi phạm vi thi công vẫn chưa thực hiện xong, ảnh hưởng lớn tới thi công nền, mặt đường của dự án...
Từ những khó khăn trong công tác GPMB, việc di chuyển đường điện, đường ống dẫn nước sạch... do lãnh đạo UBND TP Hòa Bình, huyện Cao Phong, các nhà thầu đề cập và qua kiểm tra thực địa những điểm vướng mắc trên tuyến, kết luận buổi làm việc, đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo: Các sở, ngành, địa phương khẩn trương tổng hợp nhu cầu vốn theo thực tế để báo cáo với tỉnh phương án điều chỉnh vốn đầu tư dự án. Đề nghị Điện lực, Viễn Thông, Công ty CP nước sạch Hòa Bình phối hợp với BQL Dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông xây dựng phương án di chuyển các công trình hạ tầng trong khu vực thi công trong thời gian sớm nhất. UBND TP Hòa Bình, huyện Cao Phong quan tâm chỉ đạo lực lượng công an bảo vệ an toàn cho đơn vị và công trình thi công.
Bên cạnh đó, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các đơn vị đề ra tiến độ cụ thể và phương án chi tiết giải quyết từng trường hợp để tháo gỡ vướng mắc, đảm bảo thời gian là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
H.N
(HBĐT) - Ngay từ khi bắt tay vào thực hiện Chương trình OCOP, huyện Tân Lạc đã rà soát, đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh đối với những sản phẩm chủ lực trên địa bàn. Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình đăng ký ý tưởng tham gia Chương trình OCOP. Giai đoạn 2018 - 2020, huyện đăng ký 10 sản phẩm, định hướng đến năm 2030 đăng ký 18 sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.
Loại phân bón này không chỉ làm giàu cho đất, tốt cho cây trồng mà còn tạo ra nông sản an toàn, chất lượng. Để hướng tới một nền nông nghiệp bền vững, các địa phương cần khuyến khích người dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ.
(HBĐT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020 đề ra chỉ tiêu số doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) thành lập, hoạt động có hiệu quả tăng gấp 2 lần so với năm 2015. Nhiệm vụ là phấn đấu trong 5 năm thu hút được 140 dự án đầu tư trong nước, với vốn đăng ký 40.000 tỷ đồng và 40 dự án FDI, vốn đăng ký 2 tỷ USD; đến năm 2020 có 4.000 DN.
(HBĐT) - Từ một xã khó khăn, kinh tế phát triển manh mún, đường giao thông chật hẹp, năm 2018, Tây Phong đã hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới (NTM), là xã thứ 4 của huyện Cao Phong cán đích NTM.
(HBĐT) - Hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, nổi bật là vùng trồng cây ăn quả có múi và vùng trồng mía tím theo phương pháp nuôi cấy mô. Trên đà thắng lợi đó, kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong tiếp tục phát triển theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm.
Quá trình hồi phục kinh tế sẽ rất chậm do cung và cầu đều đứt gãy, vì vậy cần có các giải pháp đặc biệt mới có thể phục hồi tăng trưởng theo hình chữ V.