(HBĐT) - Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đã đạt tiêu chí đô thị loại IV. Đây là động lực và cũng là cơ hội để huyện tiếp tục thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực, tạo thế và lực, dần đưa Lương Sơn xứng tầm đô thị văn minh, hiện đại trong những năm tới.


Một góc phố chợ Lương Sơn. 

Việc thu hút các nguồn lực đầu tư được tỉnh, các sở, ngành và huyện đặc biệt quan tâm. Song song với đó, việc triển khai lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được thực hiện đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu thực tiễn đề ra. Kéo theo đó là cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ được thúc đẩy mạnh mẽ.

Trung tâm thị trấn Lương Sơn đã có những dự án riêng về lĩnh vực bất động sản đô thị, thu hút được doanh nghiệp đầu tư hạ tầng khá quy mô, mang tính trọng điểm, phát huy vai trò đầu tầu thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương. Một số dự án nổi bật như: phố chợ Lương Sơn, khu đô thị Đông Dương… đã đưa bộ mặt đô thị của huyện ngày một khởi sắc. Thống kê trên địa bàn huyện hiện có 16 dự án nhà ở được UBND tỉnh phê duyệt triển khai, tổng diện tích khoảng 550 ha, quy mô dân số 1,8 vạn người, trong đó, phần lớn là các dự án khu dân cư mới, dự án phát triển nhà ở, khu du lịch.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện có nhiều dự án nổi bật, như: sân golf Phượng Hoàng, KCN Lương Sơn cùng hàng loạt dự án đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, du lịch, thương mại... đã và đang từng bước mang lại diện mạo mới cho bộ mặt đô thị Lương Sơn. Riêng KCN Lương Sơn được đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, đến nay đã lấp đầy, giải quyết việc làm cho trên 15.000 lao động địa phương, góp phần  nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, xuất khẩu, đóng góp cho NSNN…

Chính nhờ vậy, trong 5 năm qua, kinh tế của Lương Sơn có tốc độ tăng trưởng cao hơn mức bình quân chung của tỉnh, ở mức 13,86% so với 9,15% của tỉnh. Tổng sản phẩm trên địa bàn gấp 1,28 lần trung bình của cả tỉnh, ở mức 81,9 triệu đồng/người. Quy mô các ngành kinh tế tăng gấp 2,2 lần so với năm 2015. Giá trị sản xuất CN-TTCN, xây dựng năm 2020 dự báo đạt 12.870 tỷ đồng, tăng gấp 2,6 lần; tổng mức luân chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ dự báo đạt 5.340 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm 2015. Thu NSNN tăng bình quân hàng năm 20,07%, năm 2020 ước đạt 372 tỷ đồng.

Sau nhiều nỗ lực, cuối năm 2019, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại IV. Theo đó, diện tích đô thị loại IV Lương Sơn có hơn 112 km2, dân số hơn 51.000 người.
Trao đổi với đồng chí Đinh Duy Hưng, Phó trưởng Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện được biết, đến năm 2025, huyện phấn đấu trở thành thị xã, gồm 6 phường nội thị của đô thị loại IV và khu vực ngoại thị gồm 5 xã: Liên Sơn, Cao Sơn, Cao Dương, Thanh Sơn, Thanh Cao. Do đó, trong thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung hoàn thiện các chỉ tiêu chính về phát triển đô thị trung tâm; đầu tư xây dựng công trình sân vận động, bến xe trung tâm, mở rộng không gian công cộng, cây xanh đô thị…

Cùng với đó, sẽ điều chỉnh quy hoạch đô thị huyện theo hướng mở rộng ra toàn huyện, đảm bảo phát triển các khu vực nông thôn gắn với quá trình đô thị hóa, làm cơ sở phát huy những yếu tố tiềm năng, phát triển KT - XH của đô thị trong tương lai. Đồng thời, tiếp tục thu hút đầu tư trên mọi lĩnh vực, khai thác tối đa quỹ đất trên địa bàn; thành lập mới các cụm công nghiệp tại xã Hòa Sơn; đầu tư hạ tầng KCN Nhuận Trạch… góp phần tạo nguồn thu, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương.


Hồng Thủy

Các tin khác


Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao

(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao và hiệu quả, 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đã nỗ lực, tích cực khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Vốn chính sách đồng hành cùng người nghèo vượt khó

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2020, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách trong phát triển kinh tế, giúp nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.

Dấu ấn vốn chính sách ở xã Hợp Phong

(HBĐT) - Những năm qua, vốn chính sách đã sát cánh cùng người nghèo và đối tượng chính sách ở xã Hợp Phong (Cao Phong) trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từng bước xóa nghèo, xây dựng nông thôn mới. Thực hiện chủ trương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, 3 xã: Đông Phong, Xuân Phong và Tân Phong của huyện Cao Phong sáp nhập thành xã Hợp Phong.

Huyện Kim Bôi: Tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 420 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo báo cáo của Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Kim Bôi, đến hết tháng 6/2020, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 422,7 tỷ đồng, với 14.174 khách hàng còn dư nợ. Doanh số cho vay trong tháng 6 đạt hơn 32 tỷ đồng, với hơn 3 nghìn lượt khách hàng vay vốn; lũy kế cho vay từ đầu năm đạt hơn 102 tỷ đồng. Doanh số thu nợ trong tháng đạt 20,2 tỷ đồng, lũy kế từ đầu năm đạt gần 79 tỷ đồng.

6 tháng đầu năm, nợ quá hạn chiếm 0,12%

(HBĐT) - Theo báo cáo của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng CSXH tỉnh, trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng nợ quá hạn, nợ khoanh gần 6,7 tỷ đồng, chiếm 0,2%; giảm 381 triệu đồng so với thời điểm 31/3/2020, giảm 273 triệu đồng so với thời điểm 31/12/2019.

Nguồn vốn chính sách nhận ủy thác địa phương tăng 691%

(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 40, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, nguồn vốn nhận ủy thác địa phương hơn 47,4 tỷ đồng, tăng hơn 41,4 tỷ đồng (tăng 691%) so với thời điểm 31/12/2014, chiếm 1,4% tổng nguồn vốn của Ngân hàng CSXH tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục