(HBĐT) - Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền xã Cao Sơn (Lương Sơn) đã tập trung chỉ đạo Nhân dân phát triển kinh tế, chuyển đổi cây trồng hiệu quả. Trong đó, cây ăn quả có múi phát triển mạnh mẽ, diện tích ngày càng mở rộng, hình thành vùng sản xuất tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân.
Vườn cây có múi của anh Nguyễn Thanh Hậu, xóm Vai Đào, xã Cao Sơn (Lương Sơn) cho lợi nhuận trên 100 triệu đồng/vụ.
Đồng chí Đinh Công Hân, Chủ tịch UBND xã cho biết: "Đẩy mạnh phát triển cây có múi, xã đã vận động người dân cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng, mở rộng diện tích trồng cây có múi, liên kết với các thị trường tiêu thụ tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận. Bên cạnh đó, xã tổ chức các lớp tập huấn về trồng cây có múi, áp dụng KH-KT vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển KT-XH. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 32,5 triệu đồng/năm”.
Hiện, toàn xã có 210 ha cây có múi, chủ yếu là cam canh, cam lòng vàng, bưởi Diễn, bưởi da xanh, trồng nhiều ở các xóm: Khuộc, Vai Đào, Quê Sụ… Xã đã thành lập HTX trồng cây có múi tại xóm Khuộc với 12 thành viên, tổng diện tích 35 ha. Các thành viên HTX đều áp dụng quy trình VietGAP vào sản xuất, đem lại chất lượng, năng suất cao cho sản phẩm. Địa bàn xã đã có nhiều hộ điển hình, tiên tiến, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng từ cây có múi như các ông: Bùi Văn Thao, Nguyễn Hữu Tuyển (xóm Khuộc), Nguyễn Thanh Hậu (xóm Vai Đào)…
Ông Bùi Văn Thao, Chủ nhiệm HTX cây có múi xóm Khuộc cho biết: "HTX trồng cây có múi xóm Khuộc được thành lập năm 2016, đến nay có 12 thành viên, đều canh tác theo quy trình VietGAP, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng các chế phẩm sinh học trong sản xuất, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Sau khi chuyển đổi sang quy trình VietGAP, chất lượng, sản lượng được nâng cao, môi trường cải thiện, sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao trên thị trường, đầu ra ổn định. Vụ thu hoạch vừa rồi, bưởi da xanh được tư thương thu mua tại vườn với giá trung bình 30.000 đồng/quả, bưởi Diễn 15.000 đồng/quả, cam lòng vàng 12.000 đồng/kg, cam V2 25.000 đồng/kg, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng cho nhiều hộ thành viên”.
Xóm Khuộc, Vai Đào phát triển mạnh cây có múi với các loại cam, bưởi, hộ trồng nhiều 4-5 ha, hộ trồng ít cũng 1 ha trở lên. Ngoài HTX trồng cây có múi xóm Khuộc, các hộ còn lại cũng đã áp dụng KH-KT, canh tác theo tiêu chí sạch, cho năng suất cao, chất lượng tốt, bán được giá, từng bước xây dựng thương hiệu, uy tín trên thị trường. Do đó, cây có múi đang tỏ rõ ưu thế vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác.
Anh Nguyễn Thanh Hậu, chủ vườn cây có múi 1,5 ha xóm Vai Đào cho biết: "Hiện tại, vườn của tôi có 200 gốc bưởi Diễn, 100 gốc cam V2, lòng vàng. Trồng cây có múi tốn nhiều chi phí và công chăm sóc, tuy nhiên, lợi nhuận thu được cao hơn nhiều so với những loại cây trồng khác. Trong quá trình canh tác, tôi hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vậy, không dùng chất cấm để đảm bảo chất lượng quả tốt nhất. Do mới trồng nên vụ vừa rồi sản lượng chưa cao, sau khi trừ hết chi phí, lợi nhuận thu được từ bán cam, bưởi đạt trên 100 triệu đồng”.
Để phát triển, mở rộng diện tích cây có múi, xã tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi, mở lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả cho các hộ dân. Tuyên truyền tới người dân về ý thức bảo vệ môi trường, thu gom bao bì, giữ gìn và bảo vệ môi trường. Tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm cây có múi địa phương.
Hoàng Anh
(HBĐT) - Trong những năm gần đây, hoạt động dịch vụ, thương mại ở thị trấn Bo (Kim Bôi) không ngừng phát triển về cả số lượng và loại hình kinh doanh. Thông qua các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị trấn, ngày càng có nhiều tập thể, cá nhân mạnh dạn đầu tư phát triển đa dạng mặt hàng kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước.
(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm qua (2015 - 2020), huyện Tân Lạc đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét. KT-XH có bước chuyển dịch rõ rệt. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao... Để làm rõ hơn những kết quả đạt được, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Đinh Anh Tuấn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” được công nhận cuối tháng 11/2017 đã khẳng định chất lượng sản phẩm tiêu biểu của quê hương Mường Bi. Huyện tiếp tục nâng tầm thương hiệu bằng cách mở rộng diện tích trồng bưởi theo quy trình VietGAP để đóng góp vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của tỉnh. Trên cơ sở đó, năm 2019, UBND huyện Tân Lạc đăng ký ý tưởng và lựa chọn bưởi đỏ là sản phẩm OCOP.
Khi nguồn vốn ngân sách không thể "gánh” được 150 tỉ USD, Việt Nam cần có những cơ chế đột phá mang tầm chiến lược để thu hút lực lượng tư nhân tham gia vào thị trường năng lượng sạch, tái tạo.
Giá vàng liên tục phá kỷ lục khiến không khí giao dịch tại nhiều cửa hàng vàng bạc trên địa bàn Hà Nội trở nên nhộn nhịp. Đáng nói, thay vì tâm lý chốt lời, có những người quyết định xuống tiền mua đến 50 cây vàng để đầu cơ dịp này.
(HBĐT) - Sáng 22/7, Ban Kinh tế Trung ương (T.Ư) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc phiên toàn thể Diễn đàn cấp cao về Năng lượng Việt Nam 2020; triển khai Nghị quyết số 55/NQ-TW, ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về Định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.