(HBĐT) - Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” được công nhận cuối tháng 11/2017 đã khẳng định chất lượng sản phẩm tiêu biểu của quê hương Mường Bi. Huyện tiếp tục nâng tầm thương hiệu bằng cách mở rộng diện tích trồng bưởi theo quy trình VietGAP để đóng góp vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của tỉnh. Trên cơ sở đó, năm 2019, UBND huyện Tân Lạc đăng ký ý tưởng và lựa chọn bưởi đỏ là sản phẩm OCOP.
Huyện Tân Lạc định hướng xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc.
Theo thống kê, diện tích bưởi đỏ của huyện có trên 1.000 ha (diện tích cho thu hoạch gần 500 ha). Vùng trồng bưởi tập trung ở các xã dọc quốc lộ 12B, quốc lộ 6, một số xã phát triển nhanh diện tích là: Đông Lai, Thanh Hối, Tử Nê, Ngọc Mỹ, Quy Hậu, Phong Phú, thị trấn Mãn Đức. Thu nhập bình quân trên cây bưởi đỏ đạt trên 700 triệu đồng/ha, cá biệt có hộ thu trên 1 tỷ đồng/ha. HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc, thị trấn Mãn Đức tiếp tục nâng tầm thương hiệu bằng cách mở rộng diện tích trồng bưởi VietGAP, tự tin đóng góp vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của tỉnh.
Năm 2019, sản phẩm bưởi đỏ Giang Lộc của HTX sản xuất, chế biến và tiêu thụ bưởi đỏ Tân Lạc đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh. Sau khi được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP, bưởi đỏ Giang Lộc có cơ hội tham gia nhiều hội chợ, tuần lễ giới thiệu sản phẩm. Qua đó, HTX ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ sản phẩm. Trong năm 2019, HTX ký kết, cung cấp sản phẩm bưởi đỏ cho siêu thị Big C, Co.op Mart Hà Nội 10 tấn bưởi quả, doanh thu đạt 350 triệu đồng. Năm 2020, sản phẩm bưởi đỏ Giang Lộc phấn đấu nâng cấp từ 3 sao lên 4 sao.
Đồng chí Vũ Quang Hùng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Tân Lạc trao đổi: Với diện tích bưởi đỏ toàn huyện trên 1.000 ha thì có trên 100 ha áp dụng quy trình VietGAP. Đây thực sự là "chìa khóa vàng” nâng tầm giá trị của thương hiệu sản phẩm, để nông sản địa phương tiếp cận những thị trường lớn. Dự kiến trong năm 2020, huyện tiếp tục mở rộng diện tích, phấn đấu đạt khoảng 300 ha áp dụng tiêu chuẩn VietGAP và các tiêu chuẩn đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Nghị quyết số 10-NQ/HU, ngày 10/7/2013 của BCH Đảng bộ huyện về "Phát triển sản xuất bưởi đỏ, bưởi da xanh trên địa bàn huyện Tân Lạc giai đoạn 2013 - 2020” được ban hành là một chủ trương đúng đắn, được các cấp uỷ, chính quyền, các ban, ngành, MTTQ, các đoàn thể và Nhân dân trong toàn huyện tích cực triển khai thực hiện. Nghị quyết đã đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, hành động về chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững. Định hướng của huyện trong thời gian tới là đi sâu vào thâm canh bưởi đỏ, hướng tới xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm bưởi đỏ Tân Lạc. Đồng thời, chế biến thêm nhiều sản phẩm OCOP từ bưởi đỏ Tân Lạc.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Trong khu vườn có tổng diện tích 4.000 m2, các sản phẩm từ chăn nuôi, trồng trọt đã mang lại nguồn thu nhập ổn định khoảng 400 triệu đồng/năm cho gia đình ông Cấn Trọng Miên, xóm Đoàn Kết, xã Lâm Sơn (Lương Sơn). Đến thăm vườn cây trĩu quả của gia đình ông, ấn tượng đầu tiên là khu vườn được quy hoạch khá chi tiết, khoa học. Mỗi loại cây được trồng tập trung từng khu vực, hệ thống tưới tiêu tự động lắp đặt hợp lý. Dưới gốc cây, gia đình ông trồng thêm các loại rau xanh, vừa để ngăn cỏ mọc, vừa có rau xanh phục vụ gia đình hàng ngày.
(HBĐT) - Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đã đạt tiêu chí đô thị loại IV. Đây là động lực và cũng là cơ hội để huyện tiếp tục thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực, tạo thế và lực, dần đưa Lương Sơn xứng tầm đô thị văn minh, hiện đại trong những năm tới.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn đã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ, hội viên (CB, HV) nông dân trong huyện. Xác định khâu quan trọng trước tiên là nâng cao nhận thức, Hội Nông dân (HND) huyện đã chỉ đạo các cơ sở Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho CB, HV về mục đích, ý nghĩa của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
(HBĐT) - Là vùng động lực kinh tế của tỉnh, những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Lương Sơn chuyển dịch theo hướng tích cực. Hiện, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ chiếm 12,1%, song, huyện lại được đánh giá là địa phương hình thành các vùng sản xuất và có nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi bật, thế mạnh, có giá trị của tỉnh. Thành quả này là nhờ huyện đã thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Hôm nay (22.7), tại Hà Nội, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức trực tuyến "Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020” đến các điểm cầu địa phương và các đại biểu quốc tế, với một phiên diễn đàn cấp cao và bốn phiên chuyên đề. Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh năng lượng là nét đột phá, xác định được chính xác vấn đề của năng lượng Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp rất thiết thực nhằm đầu tư vào ngành năng lượng trong 10 năm, 20 năm tới.
(HBĐT) - Ngày 21/7, UBND tỉnh đã làm việc với Cơ quan phát triển Pháp (AFD) để giới thiệu về dự án "Phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khi hậu (BĐKH) thị trấn Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình”. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.