Giá vàng liên tục phá kỷ lục khiến không khí giao dịch tại nhiều cửa hàng vàng bạc trên địa bàn Hà Nội trở nên nhộn nhịp. Đáng nói, thay vì tâm lý chốt lời, có những người quyết định xuống tiền mua đến 50 cây vàng để đầu cơ dịp này.
Vàng liên tục phá kỷ lục
Những phiên giao dịch gần đây, giá vàng luôn tạo ra kỷ lục rồi lại tự phá kỷ lục đó. Đáng chú ý vào phiên giao dịch sáng ngày 22.7, giá vàng trong nước được cho là đã tăng cao nhất mọi thời đại khi tiến sát lên ngưỡng 53 triệu đồng/lượng.
Cụ thể, Công ty Vàng bạc đá quý (VBĐQ) Sài Gòn niêm yết ở mức 51,50 – 52,65 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Trong khi đó, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào – bán ra ở mức 52,00 – 52,80 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tăng mạnh trong những phiên gần đây. Ảnh: Phan Anh
Đến cuối ngày 22.7, Công ty VBĐQ Sài Gòn (SJC) tiếp tục điều chỉnh tăng chiều bán ra của giá vàng, đẩy giá của kim loại quý này lên ngưỡng 51,01 - 53,05 triệu đồng/lượng - đỉnh mới trong lịch sử giá vàng. Chênh lệch mua bán thậm chí bị đơn vị này kéo lên ngưỡng 2,4 triệu đồng/lượng.
Nếu so với cuối chiều 21.7, mỗi lượng vàng SJC bán ra hiện tăng 1,5 triệu đồng, còn chiều mua vào cũng đắt gần 1 triệu đồng.
Trao đổi với PV Lao Động, đại diện Tập đoàn VBĐQ DOJI cho rằng, lần tăng giá mới này của vàng thực chất vẫn nằm trong xu hướng tăng của vàng suốt từ đầu năm tới nay. Giá vàng trong nước cũng được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng theo giá vàng thế giới. Xu thế chung của thị trường diễn biến vẫn bình thường theo cả hai chiều mua bán.
Mua hàng chục cây vàng tích trữ
Trước diễn biến của giá vàng, thị trường vàng bạc tại Hà Nội trở nên vô cùng nhộn nhịp. Ghi nhận tại một số đơn vị kinh doanh nổi tiếng, lượng khách tìm đến giao dịch rất đông.
Ngồi chờ giao dịch tại một cửa hàng trên đường Cầu Giấy, chị Hoàng Ngọc Linh (Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội) chia sẻ: "Hôm nay tôi đến đây để bán, khách khá đông và tôi phải xếp hàng. Tôi nghĩ giá vàng hôm nay là đỉnh điểm rồi nên quyết định bán ra để lấy tiền phục vụ mục đích kinh doanh".
Khung cảnh giao dịch tấp nập tại Bảo Tín Minh Châu chi nhánh Cầu Giấy. Hình ảnh chụp chiều ngày 22.7. Ảnh: Phan Anh
Không ít người quyết định chốt lời khi vàng đang ở đỉnh giá. Ảnh: Phan Anh
Trong khi đó, nhiều người lại quyết định mua vào bất chấp đỉnh giá. Ông Nguyễn Văn Khanh (Cầu Giấy - Hà Nội) cho rằng, giá vàng dù đang cao nhưng có thể sẽ còn cao hơn trong thời gian tới:
"Chỉ trong thời gian ngắn vàng tăng từ 40 triệu đồng/lượng lên đến trên 50 triệu đồng/lượng, nhiều khi gửi tiết kiệm chẳng đáng được bao nhiêu nên tôi quyết định đi mua. Ít thì mua một hai chỉ, nhiều thì một vài cây thì sẽ đảm bảo đồng tiền của mình ổn định hơn. Nếu ngày mai giảm đi một ít thì bán đi đồng tiền sẽ vẫn ổn định hơn".
Trả lời phỏng vấn Báo Lao Động, đại diện Công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu cho biết, lượng khách hàng tại doanh nghiệp này trong tuần qua tăng cao gấp nhiều lần so với cùng thời điểm các năm trước. Đặc biệt vào hai ngày 21-22.7 khi giá vàng thế giới chạm mốc 1.860 USD một ounce, kéo giá trong nước lên 52-53 triệu đồng một lượng.
Cụ thể, tại các cửa hàng Bảo Tín Minh Châu, lượng khách hàng mua vàng chiếm khoảng 60% giao dịch. "Từ ngày 21 đến chiều ngày 22.7, số lượng thống kê tạm thời trên toàn hệ thống, chúng tôi đã bán ra khoảng 5.000 chỉ/ngày.
Khách mua số lượng nhiều nhất trong ngày 22.7 mua đến 50 cây vàng, loại vàng chủ yếu được lựa chọn là vàng rồng Thăng Long. Trong khi đó, lượng vàng mua vào rất nhỏ, chủ yếu từ nguồn tích trữ, vòng, kiềng... để chốt lời ở giá cao", đại diện Công ty VBĐQ Bảo Tín Minh Châu nói.
Theo Báo Lao động
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn đã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ, hội viên (CB, HV) nông dân trong huyện. Xác định khâu quan trọng trước tiên là nâng cao nhận thức, Hội Nông dân (HND) huyện đã chỉ đạo các cơ sở Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho CB, HV về mục đích, ý nghĩa của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
(HBĐT) - Là vùng động lực kinh tế của tỉnh, những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Lương Sơn chuyển dịch theo hướng tích cực. Hiện, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ chiếm 12,1%, song, huyện lại được đánh giá là địa phương hình thành các vùng sản xuất và có nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi bật, thế mạnh, có giá trị của tỉnh. Thành quả này là nhờ huyện đã thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Hôm nay (22.7), tại Hà Nội, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức trực tuyến "Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020” đến các điểm cầu địa phương và các đại biểu quốc tế, với một phiên diễn đàn cấp cao và bốn phiên chuyên đề. Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh năng lượng là nét đột phá, xác định được chính xác vấn đề của năng lượng Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp rất thiết thực nhằm đầu tư vào ngành năng lượng trong 10 năm, 20 năm tới.
(HBĐT) - Ngày 21/7, UBND tỉnh đã làm việc với Cơ quan phát triển Pháp (AFD) để giới thiệu về dự án "Phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khi hậu (BĐKH) thị trấn Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình”. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao và hiệu quả, 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đã nỗ lực, tích cực khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2020, nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tiếp tục đồng hành cùng người nghèo và các đối tượng chính sách trong phát triển kinh tế, giúp nâng cao thu nhập, từng bước thoát nghèo.