Khi nguồn vốn ngân sách không thể "gánh” được 150 tỉ USD, Việt Nam cần có những cơ chế đột phá mang tầm chiến lược để thu hút lực lượng tư nhân tham gia vào thị trường năng lượng sạch, tái tạo.
Trưởng ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Văn Bình phát biểu tại diễn đàn ẢNH: TIÊU PHONG
Tuy nhiên, sân chơi đó đảm bảo phải xóa bỏ độc quyền; cạnh tranh sòng phẳng, minh bạch.
Phải tạo nên những "chiếc áo mới” phát triển năng lượng nhanh hơn
Để triển khai Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về "Định hướng phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2023, tầm nhìn đến năm 2045”, ngày 22.7, Ban Kinh tế T.Ư và Chính phủ đã đồng chủ trì tổ chức Diễn đàn cấp cao về năng lượng 2020. Diễn đàn có sự tham gia trực tiếp của hơn 300 đại biểu, hàng nghìn doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước... truyền trực tuyến tại 63 điểm cầu tại các tỉnh, TP trong nước và 30 điểm cầu quốc tế.
Thảo luận tại diễn đàn, ông Giorgio Aliberti, Đại sứ EU tại Việt Nam, đánh giá cao Nghị quyết 55 khi đưa ra được nhiều điểm đột phá mang tầm nhìn chiến lược. Song, Đại sứ EU khuyến nghị Việt Nam cần có các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích dài hạn thúc đẩy tư nhân tham gia vào lĩnh vực năng lượng tái tạo. "Cải cách thị trường năng lượng để đảm bảo tính linh hoạt và khả năng dự báo, vai trò trung tâm của người tiêu dùng và tối ưu hóa các chi phí. Thị trường năng lượng vận hành hiệu quả hơn sẽ giúp các DN tư nhân hoạt động ổn định”, chuyên gia này nói.
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết hiện nay Thủ tướng đang chỉ đạo hết sức quyết liệt và đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng cơ chế đấu thầu, đấu giá cung cấp năng lượng phù hợp, nhất là trong các dự án đầu tư năng lượng tái tạo, năng lượng mới. "Chính phủ sẵn sàng xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời phân tán với mục tiêu tiêu dùng. Cơ chế bán điện trực tiếp giữa nhà máy điện, năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện, chính sách thuế khuyến khích sản xuất, sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, xây dựng quy định về lộ trình đổi mới công nghệ trong ngành năng lượng”, ông Dũng khẳng định.
Theo Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh, thì Trưởng ban Kinh tế T.Ư đã khẳng định thị trường năng lượng Việt Nam không còn phù hợp với cái áo đang khoác trên mình hiện nay. Với yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn hội nhập sâu rộng, Việt Nam đòi hỏi phải có sự cởi trói, tạo nên những chiếc áo mới để phát triển năng lượng nhanh hơn, bền vững hơn. Vì vậy, quan điểm và mục tiêu phát triển năng lượng được thể hiện trong Nghị quyết 55 rất rõ ràng, những điểm mới trong Nghị quyết 55 đưa ra các chỉ đạo phát triển năng lượng quốc gia, hướng tới việc đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng của quốc gia.
Tuy nhiên, ông Trần Tuấn Anh cũng lo ngại khi hiện tại nhiều khó khăn, vướng mắc tại các quy định liên quan tới công tác đầu tư, thu hút các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia phát triển các dự án năng lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực điện lực, còn nằm rải rác ở các luật khác nhau như luật Điện lực, luật Dầu khí, luật Khoáng sản… "Hiện Bộ Công thương cũng đang nghiên cứu sửa đổi và báo cáo với Chính phủ, Quốc hội cho phép nghiên cứu, xây dựng và sửa đổi luật Điện lực, cũng như các luật chuyên ngành khác, để có cơ sở tách bạch rõ ràng hơn nữa phạm vi đầu tư giữa nhà nước và tư nhân trong lĩnh vực năng lượng nhằm tháo gỡ những nút thắt quan trọng ở trong hạ tầng năng lượng và trong lĩnh vực năng lượng nói chung”, Bộ trưởng Công thương thông tin thêm.
Tránh mọi biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh
Trả lời câu hỏi của nhiều chuyên gia, DN trong và ngoài nước, Trưởng ban Kinh tế T.Ư Nguyễn Văn Bình cho biết sau hơn 10 năm thực hiện Kết luận số 26-KL/TW và Nghị quyết số 18-NQ/TW, thị trường năng lượng Việt Nam đã đạt được kết quả hết sức to lớn, và là điểm sáng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Đến nay, dù còn là nước đang phát triển và mới ở mức thu nhập trung bình thấp, nhưng riêng lưới điện của Việt Nam phủ toàn bộ 100% lãnh thổ; có thể nói 99,98% số xã của Việt Nam có điện; 98,86% hộ gia đình của Việt Nam đã được sử dụng điện...
Theo ông Bình, chủ trương của Đảng và Nhà nước đặt nhiệm vụ phải xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ và giá phải theo giá thị trường để khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia. Tuy nhiên, cần phải tránh mọi biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh của độc quyền, thiếu minh bạch. "Trong thời gian vừa qua, đặc biệt là ngay từ khi Nghị quyết 55 được ban hành, khí thế, động lực tham gia của khu vực tư nhân trong nước và quốc tế đối với phát triển năng lượng Việt Nam là rất lớn. Đây là vấn đề rất đổi mới, đột phá trong lĩnh vực này”, Trưởng ban Kinh tế T.Ư khẳng định.
Ông Bình đặc biệt lưu ý tới điểm mới trong Nghị quyết về việc ứng dụng công nghệ 4.0, bởi Việt Nam là một nước đi sau, muốn phát triển nhanh, muốn theo kịp các nước khác mà không ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực năng lượng thì không bao giờ thực hiện được mục tiêu đó. Đảng và Nhà nước đặt ra mục tiêu phải từng bước tiến tới làm chủ công nghệ và tiến tới sản xuất được các thiết bị trong lĩnh vực ngành năng lượng.
Cuối cùng, theo Trưởng ban Kinh tế T.Ư, trước đây Việt Nam mới đặt vấn đề tiết kiệm năng lượng, nhưng lần này Đảng xác định tiết kiệm năng lượng là quốc sách của quốc gia. Tiết kiệm ở đây không chỉ tiết kiệm điện trong sử dụng hằng ngày, mà phải có chế tài, giải pháp để làm sao cho tất cả DN, những người sử dụng điện của Việt Nam phải được sử dụng, được trang bị các công cụ, thiết bị tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Và chính qua đó, sẽ đổi mới được công nghệ, thiết bị nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của sản xuất của Việt Nam.
Theo Báo Thanh Niên
(HBĐT) - Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, thị trấn Lương Sơn và khu vực mở rộng đã đạt tiêu chí đô thị loại IV. Đây là động lực và cũng là cơ hội để huyện tiếp tục thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực, tạo thế và lực, dần đưa Lương Sơn xứng tầm đô thị văn minh, hiện đại trong những năm tới.
(HBĐT) - Huyện Lương Sơn đã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Kết quả này có sự đóng góp không nhỏ của cán bộ, hội viên (CB, HV) nông dân trong huyện. Xác định khâu quan trọng trước tiên là nâng cao nhận thức, Hội Nông dân (HND) huyện đã chỉ đạo các cơ sở Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho CB, HV về mục đích, ý nghĩa của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (XDNTM).
(HBĐT) - Là vùng động lực kinh tế của tỉnh, những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Lương Sơn chuyển dịch theo hướng tích cực. Hiện, tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản chỉ chiếm 12,1%, song, huyện lại được đánh giá là địa phương hình thành các vùng sản xuất và có nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi bật, thế mạnh, có giá trị của tỉnh. Thành quả này là nhờ huyện đã thực hiện tốt Đề án tái cơ cấu (TCC) ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Hôm nay (22.7), tại Hà Nội, Chính phủ và Ban Kinh tế Trung ương đồng chủ trì và chỉ đạo tổ chức trực tuyến "Diễn đàn Cấp cao Năng lượng Việt Nam 2020” đến các điểm cầu địa phương và các đại biểu quốc tế, với một phiên diễn đàn cấp cao và bốn phiên chuyên đề. Theo đánh giá của các chuyên gia và doanh nghiệp, Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh năng lượng là nét đột phá, xác định được chính xác vấn đề của năng lượng Việt Nam hiện nay và đưa ra những giải pháp rất thiết thực nhằm đầu tư vào ngành năng lượng trong 10 năm, 20 năm tới.
(HBĐT) - Ngày 21/7, UBND tỉnh đã làm việc với Cơ quan phát triển Pháp (AFD) để giới thiệu về dự án "Phát triển đô thị xanh thích ứng với biến đổi khi hậu (BĐKH) thị trấn Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình”. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi làm việc.
(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, giá trị gia tăng cao và hiệu quả, 6 tháng đầu năm, ngành nông nghiệp đã nỗ lực, tích cực khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phấn đấu thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.