(HBĐT) - Trong thời gian qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhất là ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tuy nhiên, Agribank Hòa Bình không ngừng nỗ lực triển khai có hiệu quả nhiều chương trình tín dụng. Trong đó, tăng cường huy động tiền gửi trong dân cư nhằm hỗ trợ đắc lực về nguồn vốn hoạt động đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ gia đình và cá nhân, kịp thời tháo gỡ khó khăn, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD), góp phần phát triển KT-XH của tỉnh.


Agribank Hòa Bình hỗ trợ đắc lực cho người dân xã Hiền Lương (Đà Bắc) vay vốn phát triển nuôi cá lồng.

Tăng cường huy động tiền gửi, đáp ứng nhu cầu vay vốn

Theo đồng chí Phạm Kiên Cường, Giám đốc Agribank Hòa Bình, trong 6 tháng đầu năm nay, tổng nguồn vốn huy động tại địa phương của đơn vị đạt 7.853 tỷ đồng, tăng 582 tỷ đồng (tăng 8%) so với thời điểm 31/12/2019. Trong đó, nguồn vốn kế hoạch giao đạt 7.843 tỷ đồng, tăng 588 tỷ đồng (tăng 8,1%) so với thời điểm 31/12/2019, đạt 96,9% kế hoạch năm 2020. 

Phân theo đối tượng, tiền gửi dân cư đạt 7.393 tỷ đồng, chiếm 94,3%, tăng 784 tỷ đồng (tăng 11,8%) so với đầu năm; tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 450 tỷ đồng, chiếm 5,7%, giảm 199 tỷ đồng so với đầu năm. Tổng dư nợ tính đến ngày 30/6/2020 của Agribank Hòa Bình đạt 10.440 tỷ đồng, giảm khoảng 0,4% so với số dư nợ đầu năm, đạt 98,8% kế hoạch quý và đạt 93,1% kế hoạch năm 2020. 

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, Agribank Hòa Bình vẫn là ngân hàng chủ lực hỗ trợ đắc lực cho các cá nhân, doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, với doanh số cho vay đạt 8.649 tỷ đồng, chiếm 82,8% tổng dư nợ. Đáng chú ý, số cho vay đối với khách hàng cá nhân đạt 7.808 tỷ đồng, chiếm 74,8%/tổng dư nợ, giảm 1,1% so với thời điểm 31/12/2019. Tính đến nay, Agribank Hòa Bình đã cho vay đến 62.496 khách hàng trên toàn tỉnh, trong đó, cho vay thấu chi 398 tỷ đồng, với 8.527 khách hàng, chiếm 5%/dư nợ khách hàng cá nhân.

Kịp thời chia sẻ với khách hàng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19

Từ đầu năm đến nay, nhằm hỗ trợ khách hàng khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Agribank Hòa Bình đã chủ động cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn, giảm lãi tiền vay; khoanh nợ, cho vay mới nhằm duy trì và ổn định SXKD. Sẵn sàng đồng hành cùng khách hàng vượt qua thời điểm khó khăn nhất, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội ở địa phương. 

Qua thống kê, số khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được hỗ trợ của Agribank Hòa Bình là 918 khách hàng, với số tiền vay trên 271 tỷ đồng.

Theo đó, đã có 895 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được cơ cấu nợ với số tiền gần 190 tỷ đồng; 14 khách hàng được miễn giảm lãi suất với số tiền 44 triệu đồng, gồm: Chi nhánh Kỳ Sơn 4 khách hàng, Chi nhánh Tân Lạc 3 khách hàng, Chi nhánh Lạc Thủy 1 khách hàng, Chi nhánh Cao Phong 2 khách hàng, Chi nhánh Sông Đà 1 khách hàng.

Ngoài ra, có 12 khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được cho vay hỗ trợ lãi suất với số tiền 18,3 tỷ đồng, gồm Chi nhánh Kỳ Sơn 9 khách hàng, Chi nhánh Đà Bắc 3 khách hàng.    

Ưu tiên các chương trình vay vốn

Thực hiện cho vay đối với chương trình hỗ trợ lãi suất, Agribank Hòa Bình tiến hành cho vay theo Quyết định số 68/ 2013/QĐ-TTg về cho vay hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, tính đến ngày 30/6/2020 có 6 chi nhánh (Sông Đà, Tân Lạc, Yên Thủy, Kỳ Sơn, Đà Bắc, Lạc Thủy) giải ngân tới 64 khách hàng, với dư nợ đạt gần 5 tỷ đồng. Gồm cho vay hỗ trợ nhà ở cá nhân và cho vay các chương trình hỗ trợ khác như cho vay nông nghiệp sạch, trồng rừng và chăn nuôi…

Bên cạnh đó, Agribank Hòa Bình còn cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình SXKD quy mô nhỏ với 33.848 khách hàng, dư nợ 2.856 tỷ đồng, tăng 822 khách hàng, dư nợ tăng 198 tỷ đồng so với thời điểm 31/ 12/2019.

Đối với cho vay phục vụ chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP, 6 tháng đầu năm đạt 5.592 tỷ đồng, giảm 1,9% so với thời điểm 31/12/2019. 

Cũng theo đồng chí Phạm Kiên Cường, thời gian tới, Agribank Hòa Bình tiếp tục triển khai hàng loạt giải pháp để hoàn thành kế hoạch năm của đơn vị, phát huy các sản phẩm, dịch vụ, tập trung vốn tín dụng cho vay các lĩnh vực ưu tiên, đầu tư, hỗ trợ kịp thời vốn tín dụng để phát huy thế mạnh về SXKD, phát triển ngành nghề, thúc đẩy lĩnh vực nông nghiệp,  nông thôn trên địa bàn.  


Hồng Trung

Các tin khác


Ngân hàng vẫn tự tin với mục tiêu tăng trưởng tín dụng

Dù có nhiều ngân hàng đã tăng trưởng tín dụng âm, tăng trưởng tín dụng thấp, do các khách hàng vẫn chưa có nhu cầu vay vốn mới dù mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm mạnh, song cũng có nhiều ngân hàng tăng trưởng tín dụng tốt trong 6 tháng đầu năm 2020.

Ngành nông nghiệp vượt thách thức để tận dụng lợi thế EVFTA

Vừa qua, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Dự kiến, Hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày 1-8-2020. Theo đó, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được kỳ vọng sẽ tận dụng được nhiều lợi thế từ EVFTA. Tuy nhiên, cơ hội nào cũng đi kèm thách thức, và giá trị thực sẽ chỉ đạt được nếu các ngành hàng nông nghiệp đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe vào bậc nhất thế giới của thị trường EU.

Thị trấn Bo chú trọng phát triển kinh doanh, dịch vụ

(HBĐT) - Trong những năm gần đây, hoạt động dịch vụ, thương mại ở thị trấn Bo (Kim Bôi) không ngừng phát triển về cả số lượng và loại hình kinh doanh. Thông qua các chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất trên địa bàn thị trấn, ngày càng có nhiều tập thể, cá nhân mạnh dạn đầu tư phát triển đa dạng mặt hàng kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động, đóng góp đáng kể vào ngân sách Nhà nước.

Huy động mọi nguồn lực để KT - XH của huyện Tân Lạc phát triển nhanh, bền vững

(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm qua (2015 - 2020), huyện Tân Lạc đã để lại nhiều dấu ấn đậm nét. KT-XH có bước chuyển dịch rõ rệt. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện, nâng cao... Để làm rõ hơn những kết quả đạt được, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Đinh Anh Tuấn, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Lạc.

Giữ gìn và phát triển thương hiệu bưởi đỏ Tân Lạc

(HBĐT) - Nhãn hiệu tập thể "Bưởi đỏ Tân Lạc” được công nhận cuối tháng 11/2017 đã khẳng định chất lượng sản phẩm tiêu biểu của quê hương Mường Bi. Huyện tiếp tục nâng tầm thương hiệu bằng cách mở rộng diện tích trồng bưởi theo quy trình VietGAP để đóng góp vào chuỗi cung ứng thực phẩm sạch của tỉnh. Trên cơ sở đó, năm 2019, UBND huyện Tân Lạc đăng ký ý tưởng và lựa chọn bưởi đỏ là sản phẩm OCOP.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục