(HBĐT) - Ngay từ đầu tháng 8, tại thủ phủ cam Cao Phong, người dân đã hối hả thu hoạch quýt Ôn Châu. Đây là giống quýt chín sớm, mở đầu cho vụ thu hoạch cây ăn quả có múi tại huyện Cao Phong. Theo chia sẻ của các nhà vườn, năm nay, quýt Ôn Châu đạt năng suất, chất lượng ổn định, giá bán cao hơn so với năm ngoái. Hiện, giá bán tại vườn dao động từ 24.000 - 25.000 đồng/kg. Sản phẩm được tiêu thụ mạnh trên thị trường trong và ngoài tỉnh.


Quýt Ôn Châu được người tiêu dùng ưa chuộng. Ảnh: Khách hàng chọn mua quýt Ôn Châu tại cửa hàng bán hoa quả ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong).

Ông Nguyễn Đức Mạnh, khu 3, thị trấn Cao Phong phấn khởi:  Gia đình tôi có khoảng 3.000 m2 trồng quýt Ôn Châu. Sản lượng năm nay đạt khoảng 7 - 8 tấn quả. Mấy tháng trước, tôi rất lo lắng, sợ dịch Covid-19 ảnh hưởng làm khó tiêu thụ quýt. Tuy nhiên, ngay từ đầu tháng 8, khi bắt đầu thu hoạch thì tư thương từ khắp mọi nơi tìm đến mua. Nhà vườn chúng tôi vui mừng, phấn khởi vì quýt Ôn Châu dễ tiêu thụ mà lại được giá. Hiện, giá bán tại vườn khoảng 25.000 đồng/kg, cao hơn so với năm ngoái (năm 2019 khoảng 20.000 đồng/kg tại vườn). Thời điểm này, tư thương vẫn đều đặn vào vườn mua quýt. Thời gian tới, gia đình tôi duy trì diện tích trồng quýt hiện có, nâng cao chất lượng sản phẩm bằng việc nghiêm túc tuân thủ quy trình trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. 

Quýt Ôn Châu chủ yếu được trồng xen với các giống cam như lòng vàng, cam mát, cam Canh, Xã Đoài..., được trồng nhiều tại thị trấn Cao Phong, các xã: Tây Phong, Dũng Phong, Bắc Phong. Giá trị bình quân đạt 500 - 600 triệu đồng/ha. Thời vụ thu hoạch quýt tương đối ngắn, kéo dài khoảng 2 tháng. Kết thúc vụ thu hoạch quýt Ôn Châu, thủ phủ cam Cao Phong sẽ bước vào thu hoạch các giống cam như lòng vàng, cam mát… Ưu điểm vượt trội của quýt Ôn Châu là vỏ mỏng, mọng nước, tép vàng và không có hạt; có thể dùng tay bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc vắt nước uống. Vài năm trở lại đây, người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh rất ưa chuộng quýt Ôn Châu, nhu cầu mua ngày càng tăng. 

Theo chia sẻ của các tiểu thương tại thị trấn Cao Phong và TP Hòa Bình, giống quýt Ôn Châu chưa kịp chín đã kết thúc vụ thu hoạch. Chị Nguyễn Thị Tư, tiểu thương tại chợ Bóp, thị trấn Cao Phong chia sẻ: Mặc dù quýt còn chua nhưng hiện được người dân ưa chuộng. Trung bình mỗi ngày tôi bán vài tạ quýt. Ngoài bán lẻ, tôi còn đổ buôn đi Hà Nội, Hải Phòng, Ninh Bình… Giá bán lẻ tại chợ là 30.000 đồng/kg. Các quán cà phê, giải khát rất thích mua quýt Ôn Châu để vắt nước, bởi quả mọng nước và màu nước vàng rất bắt mắt. 

Đồng chí Bùi Văn Dán, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cao Phong cho biết: Quýt Ôn Châu chủ yếu được trồng xen với các giống cam khác, tuy nhiên, nhờ ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật nên chất lượng quả ngày càng cao. Giá trị kinh tế của giống quýt này không hề nhỏ. Vài năm trở lại đây, sản lượng, chất lượng, giá bán tương đối ổn định. Cấp ủy, chính quyền và người dân trong huyện đang nỗ lực giữ gìn, phát triển thương hiệu cam Cao Phong bằng việc nâng cao chất lượng các giống cam, trong đó có quýt Ôn Châu. Người trồng cam hướng tới sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ; tăng cường tuyên truyền, quảng bá sản phẩm để người tiêu dùng có thể phân biệt cam Cao Phong với cam của các địa phương khác.



Thu Thủy

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục