(HBĐT) - Là 1/36 thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh, những năm trước đây, xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) thuộc diện "3 không”: không điện, không đường, không nước sinh hoạt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 chỉ đạt 2,7 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 95%. Từ thực tế đó, Nhà nước đã quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí để xây dựng hệ thống hạ tầng thiết yếu cơ bản. Hỗ trợ sinh kế giúp Nhân dân ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.



Người dân xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) phát triển mô hình chăn nuôi lợn đem lại thu nhập ổn định.

Sự thay đổi rõ rệt của xóm Kế bắt đầu từ hệ thống hạ tầng điện, đường giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng. Tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện, nước sinh hoạt đạt 100%, tỷ lệ nhà kiên cố gần 50%. Khu tái định cư xóm Kế được quy hoạch trên diện tích 2,6 ha với 73 hộ, 265 nhân khẩu. Nhiều hộ dân ở vùng tiềm ẩn nguy cơ sạt lở cao đã được Nhà nước hỗ trợ kinh phí 20 triệu đồng để xây dựng nhà mới, 10 triệu đồng xây dựng công trình phụ, tiếp cận nguồn vốn vay không lãi suất của Ngân hàng CSXH huyện để nhanh chóng ổn định đời sống.

Ông Định Công Na, xóm Kế chia sẻ: "Từ khi được chuyển về khu tái định cư, chúng tôi rất vui mừng, không còn nỗi lo sạt lở đất khi mùa mưa tới. Căn nhà mới của gia đình được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 380 m2, kinh phí 200 triệu đồng. Các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm phát huy hiệu quả.

Ngoài việc quan tâm, chú trọng đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân, Nhà nước đã hỗ trợ sinh kế với nhiều cây, con giống phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Cụ thể như mô hình chăn nuôi cá lồng, dê, bò sinh sản; các giống cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế như mít, xoài, lát... Để nâng cao kỹ thuật và áp dụng KHKT vào quá trình sản xuất, các ban, ngành, đoàn thể đã phối hợp, duy trì tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT về trồng trọt, chăn nuôi cho người dân.

Bên cạnh những tín hiệu khởi sắc trong phát triển KT-XH, người dân xóm Kế hiện vẫn đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Thiết chế văn hóa chưa được quan tâm đầu tư xây dựng. Các mô hình phát triển trồng trọt, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chưa xác định được các giống cây trồng chủ lực đem lại hiệu quả kinh tế cao. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các sản phẩm cá lồng chưa bán được, giá thành giảm.

Ông Bùi Văn Thượng, Trưởng xóm Kế cho biết: "Nhân dân trong xóm đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước cải thiện thu nhập, đời sống. Năm 2019, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 23,2%. Trong thời gian tới, xóm Kế mong muốn chính quyền các cấp tiếp tục quan tâm, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng KT-XH; hỗ trợ cây, con giống, mở rộng quy mô các mô hình phát triển kinh tế mới đem lại hiệu quả cao. Tích cực chuyển giao KHKT nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Qua đó, nỗ lực giảm nghèo bền vững, thu hẹp khoảng cách với các xóm trong xã, góp phần xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.


Đức Anh


Các tin khác


Hòa Bình - điểm đến tin cậy của nhà đầu tư

(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng để các doanh nghiệp (DN) hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) hiệu quả; thu hút thêm nhiều hơn nữa DN có năng lực đến đầu tư tại tỉnh, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ tối đa các DN, nhà đầu tư (NĐT) triển khai các thủ tục hành chính (TTHC) và hoạt động đầu tư tại tỉnh.

Xã Lạc Thịnh vững bước trong sự nghiệp đổi mới

(HBĐT) - Nằm ở phía Tây Bắc huyện Yên Thủy, xã Lạc Thịnh ở vùng địa giới giáp ranh 3 tỉnh Hòa Bình - Ninh Bình - Thanh Hóa, có sự giao lưu lâu đời giữa miền núi và miền xuôi. Vị trí đó đã tạo cho Lạc Thịnh là địa bàn chiến lược trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và cũng là tiềm năng, thế mạnh để phát triển, mở rộng giao thương với các vùng lân cận trong hiện tại, tương lai.

Vùng cao Tân Lạc khởi sắc

(HBĐT) - Ngược lên các xã vùng cao huyện Tân Lạc những ngày đầu thu, chúng tôi cảm nhận được sự chuyển mình trong nhịp sống mới của mảnh đất, con người nơi đây. Cuộc sống của đồng bào đang đổi thay, khởi sắc từng ngày, kinh tế trên đà phát triển. Bà con rộn ràng đón Tết Độc lập.

Thành phố bên sông Đà vươn tầm đô thị loại II

(HBĐT) - Dòng Đà Giang uốn lượn qua TP Hòa Bình gắn bó biết bao kỷ niệm, xúc cảm của nối tiếp thế hệ người dân đôi bờ. Trong ánh mắt xa xăm, sâu thẳm về miền ký ức của lão thành cách mạng Lê Thị Tâm (phường Phương Lâm), hay các bậc cao niên, người có uy tín trong cộng đồng như cụ Nguyễn Thị Chúc, Nguyễn Văn Dưỡng (phường Thịnh Lang), những "thước phim” về thu xưa - Mùa Thu lịch sử Cách mạng Tháng Tám thành công lại ùa về nguyên vẹn.

Công nghiệp vượt khó thời đại dịch Covid-19

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, kinh tế tỉnh ta trải qua giai đoạn rất khó khăn do chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh các ngành kinh doanh vận tải, du lịch, dịch vụ… có sự suy giảm, lĩnh vực công nghiệp mặc dù chưa được như kỳ vọng đặt ra, nhưng cũng cho thấy những dấu hiệu tích cực, góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm, tăng cường xuất khẩu.

Vùng quê Cao Phong trù phú

(HBĐT) - Sau 18 năm xây dựng và phát triển, bằng sự đoàn kết, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc, kết cấu hạ tầng KT-XH của vùng đất giàu sức sống với chỉ dẫn địa lý nổi tiếng "Cam Cao Phong” có nhiều khởi sắc, đời sống Nhân dân không ngừng nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục