(HBĐT) - Mặc dù kinh tế khó khăn do dịch Covid-19, tuy nhiên, mức thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trong tháng 8/2020 của tỉnh đã có những dấu hiệu tích cực, với một vài chỉ số tăng cao so cùng kỳ năm trước.



Xây dựng cơ bản là một trong những nguồn thu NSNN đáng kể đối với tỉnh ta. Ảnh: Nhà thầu đẩy nhanh triển khai thi công cầu Hoà Bình 2 (TP Hòa Bình).

Cụ thể, theo Cục Thuế tỉnh, thu NSNN tháng 8 trên toàn địa bàn đạt khoảng 350 tỷ đồng, đạt 8,2% dự toán Chính phủ, đạt 7,3% dự toán HĐND tỉnh, bằng 167,4% so với cùng kỳ năm 2019, bao gồm: thu từ thuế và phí (không tính tiền sử dụng đất) đạt khoảng 303 tỷ đồng, đạt 11% dự toán Chính phủ, đạt 10% dự toán HĐND tỉnh, bằng 150% so với cùng kỳ.

Trong đó, thu từ Công ty Thủy điện Hòa Bình đạt khoảng 139,8 tỷ đồng, bằng 146% so với cùng kỳ (tương ứng sản lượng điện 1,33 tỷ kWh, bằng 148% so cùng kỳ); thu thuế, phí (trừ thủy điện) đạt khoảng 163 tỷ đồng, bằng 153,7% so với cùng kỳ, nếu loại trừ yếu tố giảm thu do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và khoản đột biến thì bằng 102% so với cùng kỳ. Riêng đối với thu tiền sử dụng đất thực hiện 47 tỷ đồng, đạt 3% dự toán Chính phủ, đạt 2,7% dự toán HĐND tỉnh, bằng 671% so với cùng kỳ.

Lũy kế tính từ đầu năm đến cuối tháng 8/2020, toàn tỉnh thu NSNN đạt khoảng 1.903 tỷ đồng, đạt 44,7% dự toán Chính phủ, đạt 39,8% dự toán HĐND tỉnh, bằng 98,6% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo đánh giá của Cục Thuế tỉnh, thu nội địa 8 tháng đầu năm đạt thấp (đạt 39,8%), chưa đảm bảo tiến độ thu của cả năm (tiến độ các năm gần đây: năm 2018 đạt 60,1%; năm 2019 đạt 57,9%), nguyên nhân chủ yếu do Công ty Thủy điện Hòa Bình sản lượng điện sản xuất ước đạt 4,18 tỷ kWh, bằng 34,4% kế hoạch năm, bằng 64,3% so với cùng kỳ, số thuế thu khoảng 430,7 tỷ đồng, bằng 34,7% kế hoạch năm, bằng 63,7% so với cùng kỳ.

Bên cạnh đó, do việc triển khai các dự án còn chậm nên số thu tiền sử dụng đất đạt thấp (đạt 358 tỷ đồng, đạt 20,7% kế hoạch năm). Ngoài ra, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh (SXKD) trên địa bàn, số thuế, phí lũy kế 8 tháng ước giảm khoảng 78 tỷ đồng.

Theo đồng chí Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, năm 2020, dự toán thu NSNN Chính phủ giao đối với tỉnh 4.261,5 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 4.780 tỷ đồng, trong đó: thu từ thuế và phí (không tính tiền sử dụng đất), Chính phủ giao 2.761,5 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 3.050 tỷ đồng. Đối với thu tiền sử dụng đất, Chính phủ giao 1.500 tỷ đồng, HĐND tỉnh giao 1.730 tỷ đồng.

Chính vì vậy, để đảm bảo thu đạt và vượt chỉ tiêu cả năm đề ra, trong những tháng cuối năm, Cục Thuế tỉnh tiếp tục triển khai những nhiệm vụ, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho SXKD, đảm bảo công khai, minh bạch, đúng đối tượng, đồng thời kiểm tra, giám sát chặt chẽ, không để lợi dụng chính sách để trục lợi.

Đồng thời, nắm chắc diễn biến tình hình KT-XH, tình hình "sức khỏe" doanh nghiệp và hoạt động SXKD trên địa bàn, để kịp thời tham mưu đề xuất các giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người nộp thuế (NNT), hỗ trợ, tạo điều kiện để NNT khôi phục SXKD trong tình hình mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo nguồn thu bền vững cho NSNN.

Tổ chức hội nghị đối thoại với NNT để tìm hiểu, tháo gỡ khó khăn về chính sách, thủ tục cho NNT. Mở rộng hình thức tuyên truyền trên các trang mạng xã hội như zalo, facebook... để nhiều nhóm đối tượng là NNT, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp siêu nhỏ, hộ kinh doanh có điều kiện thuận lợi nắm bắt đầy đủ các văn bản, chính sách pháp luật thuế.

Cục Thuế tỉnh tiếp tục tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các ban, ngành liên quan phối hợp, đẩy mạnh việc quy hoạch đất đai, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất và giải quyết những khó khăn, vướng mắc liên quan đến các khoản thu về đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản để tạo nguồn thu cho ngân sách; tham mưu duy trì hoạt động Ban chỉ đạo đôn đốc thu, nộp NSNN tỉnh, Ban chỉ đạo chống thất thu và đôn đốc thu hồi nợ thuế các huyện, thành phố, tranh thủ sự ủng hộ của cả hệ thống chính trị trong việc thu ngân sách.


Hồng Trung


Các tin khác


Nâng tầm vị thế sản phẩm nông nghiệp chủ lực

(HBĐT) - Tỉnh ta có nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Lĩnh vực trồng trọt gồm cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi), mía tím, rau, đậu an toàn. Lĩnh vực chăn nuôi với 5 loài vật nuôi lợi thế là trâu, bò, lợn, gia cầm, dê. Thủy sản chú trọng nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình... Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng - đột phá chiến lược thúc đẩy kinh tế phát triển

(HBĐT) - Trong 5 năm, tổng đầu tư toàn xã hội đã huy động đạt khoảng 80.836 tỷ đồng đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, cấp điện, nước, văn hóa xã hội và phát triển kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những nhiệm vụ đột phá chiến lược của tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh.

Hòa Bình - điểm đến tin cậy của nhà đầu tư

(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng để các doanh nghiệp (DN) hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) hiệu quả; thu hút thêm nhiều hơn nữa DN có năng lực đến đầu tư tại tỉnh, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ tối đa các DN, nhà đầu tư (NĐT) triển khai các thủ tục hành chính (TTHC) và hoạt động đầu tư tại tỉnh.

Xã Lạc Thịnh vững bước trong sự nghiệp đổi mới

(HBĐT) - Nằm ở phía Tây Bắc huyện Yên Thủy, xã Lạc Thịnh ở vùng địa giới giáp ranh 3 tỉnh Hòa Bình - Ninh Bình - Thanh Hóa, có sự giao lưu lâu đời giữa miền núi và miền xuôi. Vị trí đó đã tạo cho Lạc Thịnh là địa bàn chiến lược trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và cũng là tiềm năng, thế mạnh để phát triển, mở rộng giao thương với các vùng lân cận trong hiện tại, tương lai.

Vùng cao Tân Lạc khởi sắc

(HBĐT) - Ngược lên các xã vùng cao huyện Tân Lạc những ngày đầu thu, chúng tôi cảm nhận được sự chuyển mình trong nhịp sống mới của mảnh đất, con người nơi đây. Cuộc sống của đồng bào đang đổi thay, khởi sắc từng ngày, kinh tế trên đà phát triển. Bà con rộn ràng đón Tết Độc lập.

Thành phố bên sông Đà vươn tầm đô thị loại II

(HBĐT) - Dòng Đà Giang uốn lượn qua TP Hòa Bình gắn bó biết bao kỷ niệm, xúc cảm của nối tiếp thế hệ người dân đôi bờ. Trong ánh mắt xa xăm, sâu thẳm về miền ký ức của lão thành cách mạng Lê Thị Tâm (phường Phương Lâm), hay các bậc cao niên, người có uy tín trong cộng đồng như cụ Nguyễn Thị Chúc, Nguyễn Văn Dưỡng (phường Thịnh Lang), những "thước phim” về thu xưa - Mùa Thu lịch sử Cách mạng Tháng Tám thành công lại ùa về nguyên vẹn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục