(HBĐT) - Những năm gần đây, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG) ở huyện Lương Sơn phát triển mạnh mẽ. Nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao được phát triển, nhân rộng, góp phần tích cực xoá đói, giảm nghèo cho hội viên nông dân, thay đổi diện mạo nông thôn của địa phương.



Nông dân xã Tân Vinh (Lương Sơn) đầu tư phát triển trồng cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế.

Ngay từ đầu năm, các cấp Hội phát động phong trào thi đua SXKDG, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, có 11.931 hộ đăng ký hộ SXKDG các cấp. Vận động hội viên tăng cường sản xuất, chăm sóc cây trồng, phòng chống rét và dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, vệ sinh an toàn thực phẩm có trên 10.000 hộ ký cam kết thực hiện. Từ phong trào đã tập hợp được những nông dân SXKDG, trở thành lực lượng nòng cốt, đi đầu trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Phong trào đã khích lệ, động viên nông dân đổi mới nếp nghĩ, cách làm, khai thác thế mạnh của địa phương. Chất lượng, hiệu quả phong trào ngày càng phát triển, xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, có vốn kinh doanh hàng trăm triệu đồng, thu hút hàng chục lao động, thu nhập hàng năm từ 800 triệu - 1,2 tỷ đồng trở lên, như hộ các ông: Nguyễn Đình Lâm, xóm 3/2B, xã Liên Sơn; Trần Xuân Minh, xóm Điếm Tổng, xã Liên Sơn; Nguyễn Đình Thành, tiểu khu 11, thị trấn Lương Sơn…

Từ phong trào thi đua SXKDG, cơ sở Hội đã tuyên truyền hội viên nông dân giúp đỡ, hỗ trợ 50 hộ nghèo, cận nghèo ngày công lao động, vật tư, cây con giống, vật liêu xây dựng. Phối hợp các cơ quan chuyên môn của huyện rà soát nhu cầu của hội viên nông dân đăng ký, tổng hợp xây dựng kế hoạch đào tạo, dạy nghề trong năm 2020. Trong 6 tháng đầu năm, Hội đã phối hợp tổ chức 3 lớp dạy nghề cho 80 hội viên nông dân tại xã Thanh Cao, Liên Sơn, thị trấn Lương Sơn. Hội Nông dân các xã, thị trấn phối hợp với Trung tâm học tập cộng đồng mở 18 lớp chuyển giao KHKT cho 470 hội viên nông dân; phối hợp tổ chức tư vấn, giới thiệu cho 450 nông dân được học nghề có việc làm. Các hội viên nông dân sau khi được đào tạo kiến thức đã có việc làm, thu nhập bình quân từ 3,5 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân đã cho 114 hộ hội viên nông dân vay thực hiện 14 dự án, với dư nợ 3.940 triệu đồng, như các dự án: chăn nuôi bò sữa tại xã Cư Yên; chăn nuôi bò sinh sản tại xã Lâm Sơn, Cao Dương; trồng trọt tại xã Hòa Sơn, Thanh Cao, Tân Vinh… Bên cạnh đó, các cấp Hội phối hợp Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NN&PTNT, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt tín chấp cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất. Trong đó, thực hiện ủy thác với Ngân hàng CSXH tín chấp 74.366 triệu đồng, thông qua 66 tổ, cho 2.494 hộ vay; phối hợp Ngân hàng NN&PTNT tín chấp 211.506 triệu đồng, thông qua 96 tổ, cho 2.203 hộ vay. Đến nay, có 3/11 cơ sở Hội đã ký hợp đồng ủy thác với Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, thành lập được 5 tổ vay vốn với 24 hộ vay, dư nợ trên 1,5 tỷ đồng.

Đồng thời, Hội duy trì nhãn hiệu tập thể về rau, củ quả hữu cơ đến năm 2024. Kết nối với 3 công ty tiêu thụ nông sản hữu cơ cho 22 nhóm, 148 thành viên, diện tích sản xuất gần 21,5 ha, tiêu thụ bình quân 10-12 tấn/tháng, giá bán bình quân 18.000 đồng/kg, thu nhập ổn định từ 3,8 - 4,5 triệu đồng/người/tháng.

Đồng chí Nguyễn Phùng Chinh, Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Những năm qua, phong trào nông dân thi đua SXKDG, giúp nhau phát triển kinh tế được cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể quan tâm thúc đẩy. Các loại cây, con có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất, mở mang ngành nghề, thành lập các tổ, nhóm sản xuất mô hình liên kết SXKD, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, tăng thu nhập, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu. Từ đó, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 2,92%; thu nhập bình quân đạt 38 triệu đồng/ người/năm.


Đinh Thắng


Các tin khác


Hội chợ Công nghiệp và nông sản vùng Tây Bắc năm 2020 diễn ra đầu tháng 10

(HBĐT) - Ngày 1/9, UBND tỉnh tổ chức họp Ban tổ chức Hội chợ Công nghiệp và nông sản vùng Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2020. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ chủ trì cuộc họp.

Nâng tầm vị thế sản phẩm nông nghiệp chủ lực

(HBĐT) - Tỉnh ta có nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Lĩnh vực trồng trọt gồm cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi), mía tím, rau, đậu an toàn. Lĩnh vực chăn nuôi với 5 loài vật nuôi lợi thế là trâu, bò, lợn, gia cầm, dê. Thủy sản chú trọng nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình... Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng - đột phá chiến lược thúc đẩy kinh tế phát triển

(HBĐT) - Trong 5 năm, tổng đầu tư toàn xã hội đã huy động đạt khoảng 80.836 tỷ đồng đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, cấp điện, nước, văn hóa xã hội và phát triển kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những nhiệm vụ đột phá chiến lược của tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh.

Hòa Bình - điểm đến tin cậy của nhà đầu tư

(HBĐT) - Thực hiện mục tiêu tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, minh bạch, bình đẳng để các doanh nghiệp (DN) hoạt động sản xuất, kinh doanh (SX-KD) hiệu quả; thu hút thêm nhiều hơn nữa DN có năng lực đến đầu tư tại tỉnh, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ tối đa các DN, nhà đầu tư (NĐT) triển khai các thủ tục hành chính (TTHC) và hoạt động đầu tư tại tỉnh.

Xã Lạc Thịnh vững bước trong sự nghiệp đổi mới

(HBĐT) - Nằm ở phía Tây Bắc huyện Yên Thủy, xã Lạc Thịnh ở vùng địa giới giáp ranh 3 tỉnh Hòa Bình - Ninh Bình - Thanh Hóa, có sự giao lưu lâu đời giữa miền núi và miền xuôi. Vị trí đó đã tạo cho Lạc Thịnh là địa bàn chiến lược trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm và cũng là tiềm năng, thế mạnh để phát triển, mở rộng giao thương với các vùng lân cận trong hiện tại, tương lai.

Vùng cao Tân Lạc khởi sắc

(HBĐT) - Ngược lên các xã vùng cao huyện Tân Lạc những ngày đầu thu, chúng tôi cảm nhận được sự chuyển mình trong nhịp sống mới của mảnh đất, con người nơi đây. Cuộc sống của đồng bào đang đổi thay, khởi sắc từng ngày, kinh tế trên đà phát triển. Bà con rộn ràng đón Tết Độc lập.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục