(HBĐT) - Thời gian qua, khí thế sản xuất tại xã An Bình (Lạc Thủy) diễn ra sôi nổi với phong trào thi đua "Nông dân sản xuất, kinh doanh (SX-KD) giỏi" đạt được nhiều kết quả tích cực, khai thác tiềm năng của địa phương, xuất hiện nhiều gương phát triển kinh tế nổi bật, vươn lên làm giàu.



Mô hình chăn nuôi gà của gia đình ông Nguyễn Văn Quy, thôn Cây Rường, xã An Bình (Lạc Thủy) đem lại thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.

Hội Nông dân xã An Bình hiện có 1.583 hội viên, sinh hoạt tại 14 chi hội. Đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi, Hội đã tuyên truyền, vận động người dân tích cực sản xuất, ứng dụng KH-KT nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Các cấp Hội thường xuyên họp bàn, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất, kịp thời tham mưu đưa ra các biện pháp để rút kinh nghiệm. Từ đầu năm đến nay, các hội viên được tham gia các lớp tập huấn về phòng dịch bệnh cho gia cầm, bón phân đúng cách, phòng ngừa các loại sâu bệnh hại cho cây trồng. Từ đó, nhiều hộ dân đã xây dựng các mô hình kinh tế đem lại hiệu quả cao, bền vững. Phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu lan tỏa mạnh mẻ, rộng khắp địa phương. Qua phong trào đã xuất hiện nhiều hội viên tiêu biểu, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, tạo nhiều việc làm cho lao động địa phương như các ông: Quách Văn Dự (thôn Đại Đồng) với cơ sở bóc ván ép, tạo việc làm cho 30 lao động địa phương, thu nhập từ 400 - 500 triệu đồng/năm; Nguyễn Văn Long (thôn Cây Rường) với mô hình chăn nuôi hơn 12.000 con gia cầm, đem lại thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm; mô hình trồng cây có múi của gia đình ông Lê Đình Giáng (thôn Thắng Lợi) với 3 ha cam, thu nhập hơn 300 triệu đồng mỗi vụ. Bên cạnh đó, các hội viên đã xây dựng được nhiều vườn kiểu mẫu, tạo hiệu quả phát triển kinh tế, góp phần giúp bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.

Thăm mô hình chăn nuôi gà của ông Nguyễn Văn Quy, thôn Cây Rường với quy mô 8.000 con. Trước kia, gia đình ông cũng trồng lúa, ngô nhưng không đem lại hiệu quả. Được hỗ trợ kỹ thuật từ các lớp tập huấn, ông mạnh dạn vay vốn, chuyển đổi sang nuôi gà, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Xây dựng mô hình đến nay đã là năm thứ 3, cứ 4 tháng xuất chuồng 1 lần, đồng thời, ông đầu tư lò ấp trứng, bán gà giống cho các hộ trong vùng, mỗi năm thu nhập gần 200 triệu đồng từ mô hình.

Đồng chí Bùi Văn Thực, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: "Qua phong trào thi đua SX-KD giỏi, các hội viên tích cực sáng tạo, đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đưa KH-KT vào sản xuất, nâng cao thu nhập, số hội viên nghèo giảm dần qua từng năm. Qua các kênh tín dụng, Hội tích cực hỗ trợ người dân tiếp cận với nguồn vốn vay, từ đó chuyển đổi mô hình, mở rộng sản xuất. Số hội viên nghèo hiện còn 152 hộ, giảm 51 hộ so với năm 2019”.

Hiện, tổng dư nợ của các hội viên trên địa bàn từ Ngân hàng CSXH gần 10 tỷ đồng, dư nợ từ Ngân hàng NN&PTNT 67 tỷ đồng. Hội triển khai Quỹ hỗ trợ nông dân 600 triệu đồng với mô hình nuôi dê cho 12 hộ. Bên cạnh đó, HTX chăn nuôi gà Lạc Thủy thu hút 62 hộ thành viên, tổ hợp tác trồng nấm có 25 hộ tham gia, đạt được hiệu quả kinh tế cao. Từ đầu năm đến nay, tổng giá trị sản xuất đạt trên 185 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ; tổng đàn gia cầm toàn xã đạt trên 235 nghìn con, ong 945 đàn, đàn dê 1.280 con. Các cây trồng như lúa, cây màu, cây ăn quả có múi... đều đạt năng suất cao. Đến nay, thu nhập bình quân toàn xã đạt 49 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 7,1%.


Hoàng Anh


Các tin khác


Ban Kinh tế - Ngân sách:Thẩm tra 2 dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khoá XVI

(HBĐT) - Chiều 3/9, Ban KT-NS (HĐND tỉnh) tổ chức hội nghị thẩm tra các dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa XVI, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Dự hội nghị có đồng chí Hoàng Văn Tứ, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các Ban của HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở KH&ĐT.

Xóm Kế nỗ lực giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Là 1/36 thôn, bản đặc biệt khó khăn của tỉnh, những năm trước đây, xóm Kế, xã Mường Chiềng (Đà Bắc) thuộc diện "3 không”: không điện, không đường, không nước sinh hoạt. Thu nhập bình quân đầu người năm 2013 chỉ đạt 2,7 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 95%. Từ thực tế đó, Nhà nước đã quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí để xây dựng hệ thống hạ tầng thiết yếu cơ bản. Hỗ trợ sinh kế giúp Nhân dân ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững.

Triển khai liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm dưa chuột bao tử

(HBĐT) - Ngày 1/9, Phòng NN&PTNT huyện Lạc Thuỷ tổ chức hội nghị triển khai liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm dưa chuột bao tử vụ đông năm 2020.

Hội chợ Công nghiệp và nông sản vùng Tây Bắc năm 2020 diễn ra đầu tháng 10

(HBĐT) - Ngày 1/9, UBND tỉnh tổ chức họp Ban tổ chức Hội chợ Công nghiệp và nông sản vùng Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình năm 2020. Đồng chí Bùi Đức Hinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Hội chợ chủ trì cuộc họp.

Nâng tầm vị thế sản phẩm nông nghiệp chủ lực

(HBĐT) - Tỉnh ta có nhiều sản phẩm nông nghiệp chủ lực gắn với tiềm năng, lợi thế của từng địa phương. Lĩnh vực trồng trọt gồm cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi), mía tím, rau, đậu an toàn. Lĩnh vực chăn nuôi với 5 loài vật nuôi lợi thế là trâu, bò, lợn, gia cầm, dê. Thủy sản chú trọng nuôi cá lồng vùng hồ Hòa Bình... Thời gian qua, các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh phát triển theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, qua đó góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân.

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng - đột phá chiến lược thúc đẩy kinh tế phát triển

(HBĐT) - Trong 5 năm, tổng đầu tư toàn xã hội đã huy động đạt khoảng 80.836 tỷ đồng đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, đô thị, cấp điện, nước, văn hóa xã hội và phát triển kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Phát triển kết cấu hạ tầng là một trong những nhiệm vụ đột phá chiến lược của tỉnh nhằm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục