(HBĐT) - Chiều 14/9, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tình hình thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công (ĐTC) đến ngày 11/9/2020. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố.
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Theo báo cáo của Sở KH&ĐT, tính đến hết ngày 11/9/2020, số kế hoạch vốn đã giải ngân là 1.806 tỷ đồng, đạt 42% kế hoạch vốn HĐND tỉnh và 41% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, vốn cân đối ngân sách tỉnh đã giải ngân đạt 49,2% kế hoạch vốn HĐND tỉnh giao; vốn ngân sách T.Ư đã giải ngân đạt 39,4% kế hoạch vốn năm 2020 của HĐND tỉnh; vốn nước ngoài (ODA) giải ngân đạt 14,5% kế hoạch vốn giao, thấp nhất trong các nguồn vốn. Tổng số vốn kéo dài thời gian thực hiện giải ngân kế hoạch ĐTC từ năm 2018, 2019 sang năm 2020 là 380.946 tỷ đồng.
Theo đánh giá, mặc dù UBND tỉnh đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC; quyết định điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án, nhưng đến nay, kết quả giải ngân kế hoạch vốn ĐTC năm 2020 của tỉnh chưa cao; số vốn giải ngân tăng thêm trong 20 ngày, từ ngày 21/8 - 11/9/2020 là 239,15 tỷ đồng. Bên cạnh một số chương trình, dự án có kết quả giải ngân khá (từ 50% trở lên), còn nhiều chương trình, dự án có tỷ lệ giải ngân thấp (dưới 60%) hoặc chưa giải ngân, đặc biệt các dự án ODA có tỷ lệ giải ngân rất thấp (13,5%).
Tại hội nghị, các đại biểu tập trung thảo luận, phân tích những khó khăn, vướng mắc và giải pháp trong thực hiện, giải ngân kế hoạch ĐTC năm 2020. Đồng thời đề xuất, kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, chủ đầu tư rà soát những dự án được giao làm chủ đầu tư, khẩn trương chỉ đạo thực hiện các biện pháp giải ngân kế hoạch vốn giao, đảm bảo đến ngày 30/9 đạt trên 60%. Đặc biệt là đối với dự án đến nay có tỷ lệ giải ngân thấp dưới 30%, hoặc chưa giải ngân. Trường hợp không còn nhu cầu vốn hoặc không thể thực hiện giải ngân cần báo cáo, đề nghị điều chỉnh kế hoạch vốn cho các dự án khác trước ngày 20/9/2020. Hoàn thiện hồ sơ thanh toán tại Kho bạc Nhà nước đối với các dự án đã có khối lượng hoàn thành trước ngày 30/9/2020. Chủ đầu tư được giao kế hoạch vốn từ nguồn thu sử dụng đất có nhu cầu giải ngân sớm, gửi hồ sơ đến Sở Tài chính để làm căn cứ điều hành dự toán. Tăng cường quan tâm, đôn đốc đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án, tăng tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn của những dự án sử dụng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia; vốn nước ngoài ODA, vốn dự phòng chung ngân sách T.Ư.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận những nỗ lực, cố gắng của toàn hệ thống chính trị trong công tác giải ngân vốn ĐTC trên địa bàn tỉnh, trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19 và ảnh hưởng của thiên tai. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn ĐTC là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2020, do vậy, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố cần tiếp tục thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành T.Ư về triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ĐTC năm 2020; tăng cường phối hợp giữa các cấp, ngành, địa phương để nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện.
Thời gian từ nay đến ngày 30/9, phải giải ngân đạt 60% theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ còn rất ngắn, các chủ đầu tư, sở, ngành và các huyện, thành phố phải tích cực đẩy nhanh thủ tục đầu tư, khẩn trương thực hiện giải ngân nguồn vốn có khả năng giải ngân để bù đắp cho các nguồn vốn đang gặp khó khăn trong giải ngân; đôn đốc đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ để có khối lượng giải ngân đảm bảo. Với những dự án đã có khối lượng thực hiện, có nghiệm thu đề nghị cho hoàn thiện sớm để tiến hành làm thủ tục giải ngân.
Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính chuyên nghiệp của chủ đầu tư, ban quản lý các dự án. Tăng cường kiểm tra, giám sát thực địa tình hình triển khai thực hiện dự án để kịp thời nắm bắt, xử lý vướng mắc phát sinh. Tổ chức kiểm tra các dự án có tiến độ thực hiện chậm, tỷ lệ giải ngân thấp.
Hồng Trung
Trên tinh thần đồng hành, chia sẻ, thời gian qua, ngành ngân hàng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã có những chỉ đạo kịp thời theo thẩm quyền về miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.
(HBĐT) - Trong tháng 8, UBND thành phố Hòa Bình chỉ đạo tập trung giải quyết những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng các công trình dự án.
(HBĐT) - Theo thống kê của Liên minh HTX tỉnh, tính đến hết tháng 8/2020, toàn tỉnh có 91 HTX phi nông nghiệp hoạt động. Trong đó có 27 HTX CN - TTCN, 38 HTX thương mại dịch vụ, 13 HTX giao thông vận tải, 13 HTX điện năng.
(HBĐT) - Những năm gần đây, Hội Nông dân (HND) các cấp trong tỉnh không ngừng đổi mới hoạt động, công tác dạy nghề, lao động nông thôn, nông dân tích cực tham gia học tập, áp dụng kiến thức vào sản xuất, vươn lên làm giàu. Nhờ vậy, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần xây dựng NTM, thúc đẩy KT-XH phát triển.
(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (NQ 55), Tỉnh ủy đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện với những mục tiêu cụ thể, nhằm bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng; cung cấp năng lượng ổn định, có chất lượng cao cho phát triển KT-XH nhanh và bền vững.
(HBĐT) - Xã Tử Nê (Tân Lạc) có 669 ha rừng sản xuất và 146 ha rừng phòng hộ. Mặc dù diện tích rừng của xã không nhiều, nhưng người dân trong xã luôn chủ động phát huy hiệu quả từ trồng rừng; tích cực bảo vệ rừng, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi những hành vi vi phạm Luật Lâm nghiệp. Thực hiện chủ trương của các cấp, ngành, những năm gần đây, người dân xã Tử Nê có ý thức kéo dài chu kỳ sản xuất, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn.