(HBĐT) - Nhiệm kỳ 2015-2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, sự giúp đỡ của các bộ, ngành T.Ư; sự phối hợp của các sở, ban, ngành và các địa phương, lĩnh vực công nghiệp (CN) tỉnh ta từng bước phát huy tiềm năng, thế mạnh, phát triển đúng định hướng, đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.


Công nhân Chi nhánh Công ty CP Cao su chất dẻo Đại Mỗ tại khu công nghiệp Lương Sơn (Lương Sơn) sản xuất các mặt hàng gioăng cao su phục vụ phát triển công nghiệp.

Trong 5 năm qua, sản xuất CN trên địa bàn tỉnh liên tục được mở rộng. Tốc độ tăng trưởng duy trì nhịp độ tăng trưởng khá, một số ngành CN chủ lực, CN có lợi thế so sánh tiếp tục phát triển, nhiều sản phẩm có số lượng tăng vượt bậc. Giá trị sản xuất CN bình quân tăng 16,71%/năm, năm 2020 ước đạt 43.007 tỷ đồng. Chỉ số sản xuất CN bình quân tăng 10,5%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh, đạt trung bình 8-9%/năm

Hiện, trên địa bàn tỉnh có khoảng 7.000 cơ sở CN-TTCN. Trong đó, có 436 doanh nghiệp sản xuất. Các cơ sở được tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển SX-KD. Có 2 khu công nghiệp (KCN) đã đi vào hoạt động, gồm KCN bờ trái sông Đà và KCN Lương Sơn. 2 KCN này cùng với 5 cụm công nghiệp đang hoạt động đã thu hút cả trăm dự án triển khai đầu tư, hàng chục nghìn lao động địa phương.

Tỉnh đã thu hút được các doanh nghiệp, tập đoàn CN có năng lực sản xuất tốt, sử dụng nhiều lao động vào đầu tư như: Tập đoàn Xuân Thiện, Công ty TNHH Doodung Tech; Công ty TNHH HNT Vina, Công ty TNHH sản xuất hàng may mặc Esquel Việt Nam...

Theo đánh giá, cơ cấu các ngành CN của tỉnh dần đi vào thực chất hơn với xu hướng chuyển dịch khá rõ, tích cực, theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành. Trong đó, giảm dần tỷ trọng CN khai khoáng, tăng nhanh tỷ trọng CN chế biến, chế tạo.

Tốc độ tăng trưởng ngành CN chế biến, chế tạo khoảng trên 20%/năm, cụ thể như năm 2016 tăng 28,26%, năm 2017 tăng 21,96%/năm, đã trở thành đầu tàu của toàn ngành, bù đắp tốt cho sự sụt giảm của ngành CN khai khoáng tăng trưởng chưa đáp ứng như kỳ vọng đặt ra, trở thành ngành CN xuất khẩu chủ đạo của tỉnh.

Các ngành CN mũi nhọn, CN ưu tiên đã phát triển đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Ngành CN lắp ráp điện tử năm 2020 ước đạt 529 triệu sản phẩm, gấp 2,5 lần năm 2015, giá trị xuất khẩu ước đạt 520 triệu USD, gấp 3 lần năm 2015, chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh; ngành dệt may ước đạt 65 triệu sản phẩm, gấp 2,8 lần năm 2015; giá trị xuất khẩu ước đạt 400 triệu USD, gấp 3,4 lần năm 2015, chiếm 37% tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh...

Nhìn chung, các ngành CN ưu tiên, CN mũi nhọn là những ngành đóng góp lớn cả về sản xuất, xuất khẩu, đầu tư và việc làm, gồm: dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử; thực phẩm chế biến, thủy điện; sản xuất xi măng, gạch… Đáng ghi nhận, trong 5 ngành CN mũi nhọn được xác định cho thời kỳ này, ngành điện tử, dệt may đã phát triển bứt phá, trở thành ngành CN lớn về giá trị sản xuất CN và là ngành xuất khẩu lớn nhất của tỉnh.

Mặc dù vậy, lĩnh vực CN của tỉnh được đánh giá chưa khắc phục được tình trạng phát triển theo chiều rộng, theo hướng gia công, lắp ráp. Đổi mới công nghệ, thiết bị chưa đạt yêu cầu phát triển, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất vẫn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu là chủ yếu.

Trong 5 năm tới, ngành CN tỉnh phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân đạt 10%/ năm, tỷ trọng CN trong cơ cấu kinh tế tỉnh năm 2025 đạt 60%.

Để đạt được kết quả đó, theo đồng chí Vũ Xuân Khải, Phó Giám đốc Sở Công Thương, với vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh, thời gian tới đòi hỏi ngành CN tiếp tục có những bước phát triển mới, nhanh và vững chắc, tạo bước đột phá cho sự phát triển giai đoạn 2020-2025.

Theo đó, lĩnh vực CN sẽ phát triển theo hướng hiện đại, từng bước chuyên môn hóa cao; chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành hướng đến các ngành CN có hàm lượng công nghệ cao, CN sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển các ngành CN hỗ trợ gắn với phát triển các ngành CN của tỉnh và vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

Tỉnh sẽ tập trung nguồn lực phát triển các ngành CN mũi nhọn, có lợi thế về tài nguyên như: sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản…; có lợi thế về thị trường, lao động như: điện tử, may mặc, lắp ráp cơ khí, bia, rượu, nước giải khát, dược phẩm. Đồng thời, khuyến khích phát triển các ngành tiểu thủ CN, CN phục vụ nông nghiệp, nông thôn; tập trung hỗ trợ lĩnh vực có thế mạnh gắn với CN chế biến, sản xuất ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Phát triển ngành nghề truyền thống gắn với điểm du lịch và sản xuất hàng xuất khẩu.

Ngoài ra, để thuận lợi cho đầu tư phát triển CN, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng khu, cụm CN, tăng cường thu hút dự án đầu tư lớn, trọng điểm nhằm tạo ra các cơ sở CN chiến lược của tỉnh. Kết hợp phát triển CN có quy mô lớn, tập trung, hài hòa với quy mô vừa và nhỏ, phát triển các ngành nghề ở khu vực nông thôn.

Những giải pháp trên sẽ góp phần thúc đẩy ngành CN của tỉnh phát triển nhanh hơn, nhiều ngành nghề, sản phẩm hơn, tạo được nhiều việc làm cho người lao động. Đây chính là tiền đề quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh.


Hồng Thủy


Các tin khác


Ký kết chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình

(HBĐT) - Chiều 24/9, Hội Nông dân 2 tỉnh Hòa Bình và Ninh Bình tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp, nhằm trao đổi kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trong tình hình mới, hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân; hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm cho hội viên, nông dân trên địa bàn tỉnh... Các đồng chí: Nguyễn Thị Cẩm Phương, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Hòa Bình; Đinh Hồng Thái, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Ninh Bình chủ trì hội nghị.

Xã Lâm Sơn: Tập trung nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu

(HBĐT) - Năm 2017, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được công nhận đạt chuẩn NTM. Năm 2019 đạt chuẩn NTM nâng cao. Xác định đây là hành trình không có điểm kết thúc, từ khi đạt chuẩn NTM, xã tiếp tục duy trì các tiêu chí, phong trào thi đua để nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đạt xã NTM kiểu mẫu.

Huyện Lạc Thủy: Phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững

(HBĐT) - Huyện Lạc Thủy xác định chăn nuôi giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển KT-XH của địa phương. Vì vậy, thời gian qua, huyện đã thực hiện nhiều giải pháp để chăn nuôi an toàn, bền vững nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi có ý thức phòng, chống dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường.

Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp ước tăng 10,2%

(HBĐT) - Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh, trong 9 tháng năm nay, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp của tỉnh ta ước tăng 10,2% so với bình quân cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 31.700 tỷ đồng, tăng 7,64% so với cùng kỳ, thực hiện 73,71% kế hoạch năm.

Xây dựng hệ thống giao thông đồng bộ, kết nối

(HBĐT) - Giao thông đi trước mở đường để thúc đẩy phát triển KT - XH, với ý nghĩa đặc biệt quan trọng này, những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã coi trọng lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, ban hành nhiều cơ chế, chính sách để huy động và ưu tiên nguồn lực đầu tư phát triển giao thông theo hướng đồng bộ, kết nối. Các tuyến đường mới mở đã tạo ra sự bứt phá, là động lực phát triển kinh tế, đẩy mạnh giao thương trong và ngoài tỉnh.

Huyện Lạc Sơn: Thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy, nâng cao vị thế của phụ nữ

(HBĐT) - Cùng với các giải pháp về phát triển KT-XH của địa phương, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lạc Sơn đã triển khai nhiều chính sách đối với phụ nữ về lao động, việc làm, chăm sóc sức khỏe, văn hóa - thể thao, gia đình, sự tham gia vào bộ máy lãnh đạo... Từ đó, tăng cường bình đẳng giới (BĐG) và có được kết quả nổi bật trong thực hiện các mục tiêu về quyền bình đẳng của phụ nữ.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục