(HBĐT) - Tỉnh ủy, UBND tỉnh đang chỉ đạo thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, từng bước xây dựng chính quyền kiến tạo, liêm chính, hành động, phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư, doanh nghiệp (DN) kinh doanh và phát triển lành mạnh.
Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp, người dân thực hiện các thủ tục hành chính.
Tỉnh ủy đã phân công các đồng chí lãnh đạo tỉnh trực tiếp chỉ đạo, hỗ trợ các dự án trọng điểm, giao việc cụ thể gắn với trách nhiệm người đứng đầu, quyết liệt kiểm tra, đôn đốc thực hiện các kết luận, chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh nhằm khắc phục sự chậm trễ trong cải cách hành chính, cơ chế phối hợp, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương, DN, nhà đầu tư. Khoảng cách từ chủ trương cải thiện môi trường đầu tư của T.Ư và tỉnh đến việc làm của cán bộ, công chức liên quan hoạt động của DN, người dân, nhất là các lĩnh vực đất đai, tài nguyên môi trường, đầu tư xây dựng… dần được rút ngắn theo hướng chính quyền đồng hành hỗ trợ DN thay vì quản lý.
Những hành động cụ thể đem lại hiệu quả thiết thực. Nhiều công trình, dự án quan trọng đang được tháo gỡ khó khăn, hoàn thành bảo đảm tiến độ đề ra, phát huy hiệu quả đầu tư như: đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình; đường 435 mở ra cơ hội thu hút đầu tư phát triển du lịch vùng hồ Hòa Bình; đường nối quốc lộ 6 với đường Chi Lăng (TP Hòa Bình) được đưa vào khai thác, nhiều cây cầu đang được xây dựng và đưa vào vận hành, mở ra không gian phát triển đô thị, lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ.
Hòa Bình đang trở thành tâm điểm của các dự án đầu tư lớn. Nhiều nhà đầu tư, tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã đến tìm hiểu và đầu tư tại tỉnh như: Tập đoàn may Hồ Gươm, Tập đoàn Phú Mỹ, Tập đoàn Hoàng Hà, Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn FLC, Tập đoàn Sungroup, Tập đoàn T&T, Tập đoàn Hòa Phát, Tập đoàn Trường Hải... Nhiều dự án, trung tâm thương mại, khu đô thị lớn đã hoàn thành và đang được đầu tư tại TP Hòa Bình, huyện Lương Sơn, khu du lịch hồ Hòa Bình…, các dự án nông nghiệp công nghệ cao được triển khai đạt hiệu quả. Sau nhiều năm tìm hiểu, nghiên cứu, đến nay, các DN trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư nhiều dự án quan trọng, như các dự án của Công ty Sao Vàng, Định Nhuận, Hoàng Sơn, Mỹ Phong, Hùng Mạnh...
Với những giải pháp đồng bộ cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, đến năm 2020, số lượng DN, HTX tăng gấp 2 lần so với năm 2015, đạt 3.800 DN và 360 HTX. Toàn tỉnh có tổng số 597 dự án; trong đó, 40 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký 573,602 triệu USD, 557 dự án trong nước với tổng vốn đăng ký khoảng 108.700 tỷ đồng. Các DN đang góp phần quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh.
Hòa Bình đang đứng trước những cơ hội rất lớn để bứt phá vươn lên khi kề cận với Thủ đô Hà Nội, có dư địa lớn phát triển đô thị, dịch vụ, nông nghiệp, công nghiệp chế biến. Tỉnh chủ trương thu hút đầu tư vào 4 lĩnh vực được xác định là mũi nhọn kinh tế: du lịch; phát triển nông - lâm nghiệp chế biến, ứng dụng công nghệ cao; phát triển công nghiệp địa phương; phát triển đô thị xanh, đô thị sinh thái, bảo đảm môi trường sống tốt nhất. Quan điểm xuyên suốt là thu hút những dự án có quy mô, nhà đầu tư có tiềm lực, dự án phát huy được lợi thế của tỉnh, không thu hút những dự án có quy mô nhỏ, sử dụng nhiều đất, dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, hạn chế dự án khai thác tài nguyên, khoáng sản. Lãnh đạo tỉnh tăng cường làm việc với các bộ, ngành T.Ư tháo gỡ khó khăn về quy hoạch, bổ sung dự án vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lĩnh vực ngành khi có dự án phù hợp để giảm bớt thời gian thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư cho DN. Bên cạnh đó, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, nâng cao năng lực, tinh thần, trách nhiệm của cán bộ, công chức trong giải quyết các thủ tục liên quan đến hoạt động DN và người dân, nhất là các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đất đai, tài nguyên, môi trường để triển khai các dự án đầu tư bảo đảm tiến độ cam kết. Chủ trương ưu tiên nguồn lực ngân sách để đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư; rà soát dự án đã được quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư, loại bỏ những dự án không triển khai, sử dụng lãng phí đất, gây ô nhiễm môi trường.
Với phương châm đồng hành cùng DN, nhà đầu tư, Hòa Bình cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư có một môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, minh bạch, ổn định lâu dài, phát triển và thịnh vượng.
Chung Lê
(HBĐT) - Những năm qua, tận dụng tiềm năng, thế mạnh về diện tích đất đồi rộng, người dân ở xã Cao Sơn (Đà Bắc) tập trung phát triển trồng rừng. Hướng đi này đem lại hiệu quả kinh tế khá, giúp bà con nâng cao thu nhập và góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.
(HBĐT) - Theo báo cáo đánh giá của UBND tỉnh, thời gian qua, tình hình cung cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh được đảm bảo. Diễn biến thị trường tiếp tục ổn định, không có hiện tượng khan hàng, sốt giá. Các mặt hàng thiết yếu được cung ứng đầy đủ, kịp thời cho sản xuất, đời sống.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 114/2020/NĐ-CP giảm thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2020 đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị sự nghiệp và tổ chức khác.
(HBĐT) - Chiều 28/9, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Tổ chức Hội chợ thương mại - OCOP vùng Tây Bắc - Hòa Bình năm 2020 (Hội chợ) nhằm đánh giá tiến độ chuẩn bị tổ chức Hội chợ, triển khai nhiệm vụ trong thời gian tới và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Tổ chức.
(HBĐT) - HTX Nông nghiệp và Thương mại Sông Đà 6, trụ sở tại tổ 1, phường Kỳ Sơn (TP Hòa Bình) vừa tổ chức lễ ra mắt.
(HBĐT) - Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết số 120/2020/QH14 phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Chương trình được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn I từ năm 2021 - 2025; giai đoạn II từ năm 2026 - 2030.